Yêu cầu các trường rà soát tuyển dụng sau vụ tiến sĩ dùng bằng giả

GD&TĐ - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TPHCM yêu cầu các trường cao đẳng, trung cấp tại thành phố rà soát việc tuyển dụng, thẩm tra bằng cấp.

Sinh viên Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn trong giờ thực hành. Ảnh: Mạnh Tùng
Sinh viên Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn trong giờ thực hành. Ảnh: Mạnh Tùng

Yêu cầu này được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TPHCM đưa ra trong công văn ký ngày 29/11, gửi đến các trường cao đẳng, trung cấp tại thành phố.

Động thái được đưa ra sau một tuần báo chí phản ánh vụ ông Nguyễn Trường Hải dùng bằng tiến sĩ giả làm việc tại Trường Cao đẳng Công Thương Việt Nam và hàng loạt trường đại học khác.

Theo đó, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TPHCM yêu cầu các trường rà soát, báo cáo việc tuyển dụng, mời giảng đối với trường hợp ông Nguyễn Trường Hải dùng bằng tiến sĩ giả làm giảng viên.

Sở yêu cầu các đơn vị nêu rõ thời gian công tác, vị trí, chức vụ, tổng số giờ đã tham gia giảng dạy của ông Nguyễn Trường Hải tại đơn vị (nếu có). Đồng thời sớm phản hồi thông tin về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Đối với việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý nhà giáo, Sở đề nghị thủ trưởng các trường nghiên cứu và thực hiện đầy đủ các quy định hiện hành.

Cụ thể, việc tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, thực hiện theo quy định của Thông tư số 06 và Thông tư số 28 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Bên cạnh đó, đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, khi tuyển dụng viên chức, cần lưu ý đối với việc thẩm tra, xác minh văn bằng, chứng chỉ của người trúng tuyển bảo đảm chính xác theo quy định pháp luật trước khi ký hợp đồng làm việc.

Ông Nguyễn Trường Hải (sinh năm 1981) là người gây xôn xao dư luận trong tuần qua vì sử dụng bằng tiến sĩ, thạc sĩ giả để giảng dạy và ứng tuyển vào các vị trí trưởng, phó khoa, giảng viên cơ hữu, giảng viên thỉnh giảng tại nhiều trường cao đẳng, đại học ở TPHCM.

Hồi đầu tháng 9/2023, ông Nguyễn Trường Hải nộp hồ sơ xin việc vào Trường Cao đẳng Công Thương Việt Nam và được bổ nhiệm giữ chức vụ Trưởng khoa Công nghệ thông tin.

Trên địa bàn TPHCM hiện có 376 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó 62 trường cao đẳng, 60 trường trung cấp, 22 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, 54 trung tâm nghề và 178 doanh nghiệp đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Quy mô đào tạo các trình độ giáo dục nghề nghiệp đến tháng 9/2023 là 430.690 người học.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tổng hợp tin đăng tim viec mới nhấtKhám phá cv xin việc chất lượng Benefits of using contractors