Yên Than giảm nghèo bền vững từ chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

GD&TĐ - Yên Than là xã vùng cao của huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh, quyết tâm giảm nghèo bền vững từ xây dựng chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Yên Than giảm nghèo bền vững từ chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Yên Than giảm nghèo bền vững từ chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Quyết tâm chính trị

Bà Nguyễn Thị Huyền, Bí thư Đảng ủy xã Yên Than cho biết, xã là ngôi nhà chung của cộng đồng 11 dân tộc anh em cùng sinh sống đoàn kết, gồm: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Sán chỉ, Sán dìu, Mường, Hoa, Cao lan, Lào, Xê đăng.

Địa bàn xã có 8 thôn, vị trí địa lý thuận lợi để đẩy mạnh giao lưu phát triển kinh tế - xã hội.

Điều kiện khí hậu và nguồn tài nguyên tự nhiên của xã thuận lợi cho trồng trọt, chăn nuôi để phát triển kinh tế.

Vượt qua những khó khăn, nhờ nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và sự đồng lòng của người dân, đến hết năm 2022 xã không còn hộ nghèo, chỉ còn có 5 hộ cận nghèo.

Đến nay xã đã hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, đang tập trung nguồn lực hoàn thiện tiêu chí phấn đấu lên phường trước năm 2025.

Đến hết năm 2022, Yên Than không còn hộ nghèo, chỉ còn có 5 hộ cận nghèo.

Đến hết năm 2022, Yên Than không còn hộ nghèo, chỉ còn có 5 hộ cận nghèo.

Năm 2018, xã đạt chuẩn Nông thôn mới, năm 2020 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, tới năm 2021 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Năm 2020, Yên Than có 2 hộ nghèo, 6 hộ cận nghèo. Tới năm 2021, xã có 16 hộ nghèo, 5 hộ cận nghèo. Nhưng đến cuối năm 2022, Yên Than đã không còn hộ nghèo, chỉ còn 5 hộ cận nghèo.

Đổi thay cho giáo dục

Đến nay, xã có 2 trường với 8 điểm trường và 37 lớp học với 750 học sinh. Xã cũng đạt đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, đạt phổ cập mầm non cho trẻ em 5 tuổi; đạt phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 3.

Tỷ lệ học sinh đạt học sinh giỏi các cấp ngày càng tăng. Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất, duy trì phổ cập giáo dục Trung học.

Những đổi thay tích cực của giáo dục Yên Than được ghi nhận.

Những đổi thay tích cực của giáo dục Yên Than được ghi nhận.

UBND xã chỉ đạo các trường trên địa bàn xã thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục. Áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực.

Tăng cường bổ sung kiến thức, rèn kỹ năng cho học sinh; đẩy mạnh phân luồng học sinh sau THCS.

Xã cũng huy động nguồn lực xã hội tham gia giáo dục hướng nghiệp, phấn đấu đạt tỉ lệ trẻ 15 đến 18 tuổi tốt nghiệp THCS đạt 95%; tỉ lệ trẻ 15 đến 18 tuổi đã tốt nghiệp THCS được tiếp tục học, đạt 90%.

"Chúng tôi chỉ đạo triển khai nhiệm vụ dạy, học theo tinh thần đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT; nâng cao chất lượng giáo dục, phổ cập, linh hoạt dạy và học trực tuyến trong thời gian diễn ra dịch Covid-19.

Công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập tiếp tục được triển khai. Hằng năm, xã làm tốt công tác động viên, khen thưởng giáo viên, học sinh có thành tích xuất sắc trong các kỳ thi học sinh giỏi", Bí thư Nguyễn Thị Huyền nói.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ