Yên Bái: 300 giáo viên đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh

GD&TĐ - Hội thi giáo viên mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên dạy giỏi cấp tỉnh năm học 2020-2021 tỉnh Yên Bái có 357 giáo viên ở các cấp học trên toàn tỉnh. 

Nhà giáo Vương Văn Bằng - Giám đốc Sở GD&ĐT trao giải nhất tập thể
Nhà giáo Vương Văn Bằng - Giám đốc Sở GD&ĐT trao giải nhất tập thể

Các giáo viên tham dự phải trải qua 2 phần thi: trình bày biện pháp nâng cao chất lượng dạy học và thực hành tiết dạy. Sau 10 ngày diễn ra sôi nổi, nghiêm túc, khách quan, Hội thi đã có 300 giáo viên đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. 

Kết quả, có 4 giải Nhất, 8 giải Nhì và 12 giải Ba được trao. Trong đó, các giải Nhất thuộc về cô giáo Nguyễn Tuấn Anh, Trường Mầm non Bông Sen, Tp Yên Bái; cô giáo Nguyễn Thị Hoàng Ánh, Trường Tiểu học Nguyễn Trãi, Tp Yên Bái; cô giáo Lương Thị Việt Hoa, Trường THCS Yên Thịnh, Tp Yên Bái; thầy Nguyễn Minh Đức, Trường THPT Lê Quý Đôn, huyện Trấn Yên. Giải tập thể, Nhất toàn đoàn cho Phòng GD-ĐT Tp Yên Bái; giải Nhì là Phòng GD-ĐT huyện Trấn Yên và 2 giải Ba là Phòng GD-ĐT huyện Văn Chấn và huyện Mù Cang Chải.

Nhận xét về chất lượng cuộc thi, đại diện Ban tổ chức cho biết, các giáo viên tham dự đưa ra các biện pháp cơ bản đều có sự tiếp cận hình thành phát triển năng lực phẩm chất cho học sinh (phù hợp với định hướng đổi mới trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ), đã nêu bật được tính mới của biện pháp, tính mới có tác dụng giúp thúc đẩy và nâng cao chất lượng giảng dạy; nêu được những kĩ thuật, biện pháp cải tiến, vận dụng sáng tạo kĩ thuật dạy học, kiểm tra, đánh giá sử dụng thiết bị dạy học phù hợp đối tượng học sinh. 

Các thầy cô giáo được trao giải Nhất
Các thầy cô giáo được trao giải Nhất

Đối với phần thi thực hành tiết dạy ở bậc học mầm non, 100% giáo viên đã đầu tư xây dựng kế hoạch giảng dạy chu đáo, khoa học, đảm bảo mục tiêu kiến thức, kỹ năng, phù hợp với từng độ tuổi; chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi phục vụ tiết dạy phong phú. Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động đều hướng lấy trẻ làm trung tâm, tạo cơ hội cho trẻ được khám phá, trải nghiệm; giáo viên linh hoạt xử lý các tình huống trong tiết dạy, trẻ tham gia các hoạt động một cách hứng thú. 

Đặc biệt trong đó, các nội dung thi và bài thi ở cấp phổ thông và giáo dục thường xuyên, đa số kế hoạch bài dạy và tài liệu đã đảm bảo về yêu cầu hình thức, giáo viên đã phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh; đa dạng hóa về phương pháp, kĩ thuật dạy học, sử dụng đa dạng kênh trực quan, tổ chức hoạt động nhóm tích cực... Đáp ứng tốt những yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông theo như lộ trình.

Hội thi giáo viên dạy giỏi tỉnh Yên Bái là hoạt động chuyên môn có vị trí rất quan trọng nhằm: phát hiện, công nhận, tôn vinh giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi và nhân rộng những điển hình tiên tiến trong toàn ngành, tạo cơ hội cho giáo viên rèn luyện, tự học, sáng tạo, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong công tác giảng dạy.

Hội thi cũng giúp giáo viên phấn đấu hoàn thiện bản thân đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nghề nghiệp; góp phần nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn và đẩy mạnh các phong trào thi đua dạy và học trong trường học. Đồng thời là dịp để đánh giá công tác quản lý, chỉ đạo của Sở, phòng GD-ĐT và các đơn vị nhà trường.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.