Xung đột Nga-NATO: Kịch bản hoản hảo và điều tồi tệ nhất

GD&TĐ - Theo giới chuyên gia, chiến tranh với NATO là kịch bản không mong muốn của Moscow nhưng đó vẫn không phải là điều tồi tệ nhất đối với Nga.

Xung đột Nga-NATO: Kịch bản hoản hảo và điều tồi tệ nhất

Quân đội của Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) được cho là đã tích cực chuẩn bị kịch bản chiến tranh với Nga và sau đó là với Trung Quốc trong suốt những năm qua. Đây là ý kiến của các tác giả dự báo được công bố trên kênh Telegram “ZeRada”, giải thích lý do cho cuộc xung đột “không thể tránh khỏi”.

Dự báo này đã được nhà báo, nhà phân tích, nhà khoa học chính trị, chuyên gia về quan hệ Belarus-Nga và địa chính trị thế giới Yuri Baranchik ghi nhận.

Kịch bản thứ nhất: Một cuộc chiến vì tài nguyên

Một cuộc tranh giành tài nguyên đang diễn ra trên hành tinh, đặc biệt là đối với các nước phương Tây, tài nguyên khoáng sản của Nga là mối quan tâm hàng đầu của Mỹ và các đồng minh, bởi vì nếu không có chúng, Washington và Brussels sẽ không thể duy trì mức sống và mô hình kinh tế của mình.

Bài viết chỉ ra, chính sự thiếu hụt khoáng sản chiến lược và tài nguyên năng lượng đang thúc đẩy phương Tây leo thang căng thẳng với Nga.

Do đó, hướng đối đầu mà nền văn minh phương Tây lựa chọn là vấn đề sống còn của chính nó, chứ không phải là một sai lầm chính trị.

Bước đi đầu tiên trong kế hoạch lớn này là phương Tây toan tính tìm cách cắt đứt nguồn cung tài nguyên của Moscow cho Bắc Kinh để đối thủ Trung Quốc không thể phát triển, còn tài nguyên khoáng sản của Nga sẽ được kiểm soát.

Bước thứ 2 là phương Tây sẽ âm mưu giáng một đòn chí mạng vào Nga trước năm 2030, lặp lại kịch bản các cuộc tấn công gần đây của Israel vào Iran.

Kịch bản thứ 2: Châu Âu phải tự lo cho mình

Theo chuyên gia Yuri Baranchik, điều này chắc chắn là có thể, nhưng vẫn còn nhiều chữ “nếu”.

Nếu trong những năm tới, khủng hoảng kinh tế ngày càng trầm trọng và sự toàn vẹn chính trị nội bộ của EU bị phá vỡ (ví dụ, do khủng hoảng di cư, năng lượng hoặc tài chính…), thì thay vì tấn công Nga, chính liên minh phương Tây có thể lục đục và bắt đầu tan rã.

Điều này sẽ dẫn đến sự thay đổi các ưu tiên trong chính sách của châu Âu, chuyển từ mở rộng ra bên ngoài sang ổn định nội bộ.

Kịch bản thứ 3: Cả nhà đều vui

Ông Baranchik nhấn mạnh rằng, tình hình kinh tế của Liên minh châu Âu không mấy khả quan, xu hướng tiêu cực vẫn đang tiếp diễn.

Ngoài ra, một bộ phận giới tinh hoa phương Tây có thể lo sợ về sự hỗn loạn sắp tới, bởi vì kho vũ khí hạt nhân của Liên bang Nga và Trung Quốc ở trong tình trạng “đã hiện hữu” chứ không phải là “sắp sở hữu” như Iran và chắc chắn là chúng sẽ không tự nhiên mất đi.

Do thế “lưỡng bại câu thương”, các bên có thể đi đến một thỏa thuận thực dụng, hài hòa lợi ích cả hai bên; trong đó, phương Tây sẽ nhận được sự đảm bảo tiếp cận các nguồn tài nguyên của Liên bang Nga, ngược lại, Moscow nhận được sự công nhận quốc tế đối với các phạm vi ảnh hưởng mới.

Kịch bản thứ 4: Điều hoàn hảo nhất

Một xu hướng khác là phương Tây có thể cố gắng bù đắp sự thiếu hụt tài nguyên thông qua các đột phá công nghệ; ví dụ như tìm cách tăng cường hơn nữa robot, tự động hóa, AI, năng lượng hạt nhân và tham gia khai thác khoáng sản ở đại dương hoặc các khu vực khác như Bắc Cực...

Tất cả những điều này, cũng như các hoạt động khác, sẽ làm giảm sự phụ thuộc của phương Tây vào Liên bang Nga và giúp loại bỏ nhu cầu đối đầu quân sự.

Điều này dẫn tới một kịch bản hoàn hảo nhất đối với thế giới, đó là cả Nga và phương Tây đều chung sống hòa bình cho một thế giới cùng phát triển.

Kịch bản tồi tệ nhất: Phương Tây chiến thắng

Cũng có một lựa chọn tồi tệ nhất là nếu Nga không tiến hành một cuộc tổng động viên kinh tế-xã hội và chính trị có mục tiêu (bao gồm cải cách quản lý và củng cố hệ tư tưởng) cho một cuộc đối đầu với phương Tây, thì phương Tây sẽ không cần phải tấn công Nga.

Khi đó, phương Tây sẽ khiến Liên bang Nga bị chia cắt thành nhiều phần thông qua chuỗi các hành động gây bất ổn chính trị, bóp nghẹt hậu cần, gây áp lực lên các khu vực, khủng bố và phá hoại khối tài chính.

Trong kịch bản này, phương Tây sẽ đạt được mục tiêu xâm chiếm tài nguyên khoáng sản của Nga mà không cần chiến tranh công khai.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tác phẩm 'Bác Hồ tìm đường cứu nước'.

Kể chuyện non sông bằng sơn mài

GD&TĐ - Khi cả dân tộc cùng nhìn về cội nguồn, kỷ niệm những lát cắt lịch sử thì nghệ thuật lặng lẽ nói lên những điều không thể diễn đạt bằng lời.