Xử lý vi phạm, ‘đòi lại’ vỉa hè cho người đi bộ ở Hà Nội

GD&TĐ - Các tuyến phố trung tâm Hà Nội rất dễ bị lấn chiếm, lực lượng chức năng phải thường xuyên tuần tra, xử lý để "đòi lại" vỉa hè cho người đi bộ.

Xử lý vi phạm, ‘đòi lại’ vỉa hè cho người đi bộ ở Hà Nội
CA2.jpg
Việc "đòi lại" vỉa hè cho người đi bộ luôn là việc khó tại khu vực Trung tâm Thành phố Hà Nội.

Sáng nay (29/8), Ban Chỉ đạo 197 phường Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) ra quân xử lý trật tự đô thị và an toàn giao thông trên địa bàn, để “đòi” lại vỉa hè cho người đi bộ,

Công an phường Trần Hưng Đạo thường xuyên tuần tra, nhắc nhở những hộ kinh doanh không được lấn chiếm vỉa hè làm nơi để xe, kinh doanh, buôn bán.

Trong sáng nay, Công an Phường đã nhắc nhở, đồng thời thu giữ những vật dụng lấn chiếm vỉa hè như bàn, ghế, ô và biển quảng cáo.

CA1.jpg
Bãi trông giữ xe trái phép trên phố Hai Bà Trưng đã được xử lý dứt điểm.

Với những điểm trông giữ xe tự phát trên phố Hai Bà Trưng, Công an phường Trần Hưng Đạo đã cắt cử người túc trực ngay tại địa bàn, đặt rào chắn để không xảy ra tình trạng lấn chiếm vỉa hè làm nơi trông giữ xe trái phép.

“Điểm nóng nhất trên địa bàn là tuyến phố Triệu Quốc Đạt, chúng tôi thường xuyên bố trí lực lượng điều tiết giao thông, không để xảy ra ùn tắc trước cổng Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Chúng tôi cũng yêu cầu các điểm trông giữ xe được phép luôn phải để lại lối đi cho người đi bộ”, Đại úy Phạm Thanh Sơn cho biết.

CA4.jpg
Với những trường hợp cố tình vi phạm sẽ bị lập biên bản xử phạt.

Đại úy Sơn cho biết thêm, việc giải tỏa vi phạm vỉa hè khi đi kiểm tra thì đơn giản nhưng để người dân ý thức duy trì trật tự đô thị mới là việc khó.

Ngoài việc phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, Công an Phường còn thường xuyên tuyên truyền vận động 120 hộ kinh doanh không tái lấn chiếm vỉa hè.

Trong thời gian tới, lực lượng chức năng phường Trần Hưng Đạo sẽ tiếp tục ra quân xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm, quyết tâm “đòi lại” vỉa hè cho người đi bộ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...