Xử lý thế nào khi con cái trưởng thành vẫn... sống bám cha mẹ?

GD&TĐ - Nhiều người trưởng thành, có việc làm ổn định vẫn phụ thuộc tài chính, thậm chí sống bám cha mẹ. Chuyện có vẻ vô lí nhưng là thực tế khá phổ biến.

Sự đeo bám của con có thể ảnh hưởng đến khoản tiền tiết kiệm dành cho tuổi già của bạn. (Ảnh: ITN).
Sự đeo bám của con có thể ảnh hưởng đến khoản tiền tiết kiệm dành cho tuổi già của bạn. (Ảnh: ITN).

Mặc dù có trình độ học vấn và kết nối xã hội tốt hơn so với thế hệ trước, nhưng thanh niên ở độ tuổi 20 và 30 ngày càng không thể tự duy trì cuộc sống của bản thân.

Nếu những đứa con đã trưởng thành của bạn vẫn vay mượn từ bạn, đó có thể là một gánh nặng – và không chỉ trong thời gian ngắn. Sự đeo bám của con cũng có thể ảnh hưởng đến khoản tiền tiết kiệm dành cho tuổi già của bạn.

Theo giới chuyên gia, trong tình huống như vậy, dưới đây là những gì bạn nên làm:

Hiểu rõ tình hình

Đầu tiên, hãy xem xét hoàn cảnh. Có phải con không thể đáp ứng các chi phí trong cuộc sống? Thông thường có hai trường hợp. Tình huống thứ nhất, con có thu nhập thấp và không thể trang trải cuộc sống.

“Trong tình huống thứ hai, con đang kiếm được một khoản tiền hợp lý để trang trải chi phí nhưng con vẫn vay tiền cha mẹ một lần trong 3-6 tháng, bất cứ khi nào chi tiêu quá mức”, Suresh Sadagopan, một nhà hoạch định tài chính có trụ sở tại Mumbai - Ấn Độ cho biết.

Trong cả hai trường hợp, bạn sẽ cần trò chuyện với con mình. “Phụ huynh sẽ phải đưa ra giới hạn. Nói cách khác, bạn sẽ phải yêu cầu con cái lo liệu các nhu cầu chi tiêu thường xuyên của chúng. Nếu bạn không thoải mái khi nói về tài chính, bạn có thể nhờ cố vấn tài chính của mình nói chuyện”, Sadagopan nói.

Hậu quả của việc phụ thuộc tài chính

Thời điểm thích hợp để trò chuyện với con bạn là ngay khi bạn bắt đầu cho chúng một khoản trợ cấp ở trường hoặc đại học. (Ảnh: ITN).
Thời điểm thích hợp để trò chuyện với con bạn là ngay khi bạn bắt đầu cho chúng một khoản trợ cấp ở trường hoặc đại học. (Ảnh: ITN).

Nếu con bạn không độc lập về tài chính, điều đó không chỉ cản trở sự phát triển trong tương lai của con mà còn cả tình hình tài chính của bạn.

“Nếu bạn không nói chuyện với con về việc tiết kiệm, nhu cầu của con sẽ tiếp tục tăng lên khi con chi tiêu nhiều hơn và vay mượn nhiều hơn. Tốt hơn hết là nên đối thoại ngay từ đầu để con không đi theo con đường đó”, Sadagopan nói.

Thời điểm thích hợp để trò chuyện với con là ngay khi bạn bắt đầu cho chúng một khoản trợ cấp ở trường phổ thông hoặc đại học.

Shyam Sunder, Giám đốc điều hành của Peakalpha Investment Services Pvt Ltd, khuyên: “Cuộc trò chuyện về tiền bạc mà bạn nói với con khi con còn nhỏ sẽ hình thành những thói quen đúng đắn và nó sẽ ăn sâu vào tiềm thức ngay từ thời thơ ấu”.

Nhiều cách khác để hỗ trợ con

Thay vì hỗ trợ con về mặt tài chính, bạn có thể dạy con những kiến ​​thức cơ bản về lĩnh vực này.

“Cha mẹ nên khuyến khích con cái tiết kiệm. Bạn cần dựa vào một số quy tắc phổ biến để dạy con lập kế hoạch tài chính. Ví dụ: bạn có thể dạy con quy tắc ngón tay cái 20% - trước tiên, hãy để dành 20% thu nhập của con và sau đó chi tiêu phần còn lại. Khoản tiết kiệm 20% có thể hoạt động nhằm lập ngân sách và làm quỹ khẩn cấp", Sunder nói.

Tiếp theo, bạn có thể giúp con đầu tư. Mặc dù bạn sẵn sàng chăm sóc con mình nhưng điều quan trọng là chúng phải tự biết cách chăm sóc bản thân.

Cung cấp cho con những thông điệp phù hợp

Nếu con vẫn không thể tự trang trải chi phí, đã đến lúc con phải xem xét lại tài chính của mình. (Ảnh: ITN).
Nếu con vẫn không thể tự trang trải chi phí, đã đến lúc con phải xem xét lại tài chính của mình. (Ảnh: ITN).

Thông điệp bạn cần gửi đến con mình là: Nếu chúng vẫn không thể tự trang trải chi phí, đã đến lúc chúng phải xem xét lại tài chính của mình.

Con có thể bắt đầu bằng cách cắt giảm các chi phí để tăng tiết kiệm: giảm bữa ăn tại nhà hàng, tránh tham gia các buổi hòa nhạc đắt tiền và bỏ các chuyến đi sử dụng taxi.

Một khi con thoát khỏi thói quen nợ nần, con có thể bắt đầu đưa ra những lựa chọn đầu tư thông minh và đạt được các mục tiêu tài chính của riêng mình.

Đối với những thanh niên ở độ tuổi 20 và 30 mà vẫn vay tiền bố mẹ thì đã đến lúc bạn nên xem xét lại tình hình tài chính của bản thân. Bạn cần có khát vọng nhưng không nên trả giá bằng tuổi già vất vả của cha mẹ.

Theo livemint.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Một binh sĩ quân đội Nga.

300.000 lính tình nguyện Nga tham chiến

GD&TĐ -Bộ Quốc phòng Nga mới đây thông báo rằng, hơn 300.000 binh lính đã ký hợp đồng tự nguyện để tham gia vào chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.