Xoá đói giảm nghèo từ trẻ em

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH cho thấy, một trong những mục tiêu xoá đói giảm nghèo cần bắt đầu từ trẻ em.

Sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em bao gồm tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em bao gồm tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Nghèo đói ảnh hưởng đến nhiều người, nhiều lĩnh vực

Xoá đói và giảm nghèo bền vững phải được giải quyết từ nhiều khía cạnh. Đó là từ việc nâng cao nhận thức, cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản, đến việc tạo cơ hội công ăn việc làm, khả năng vay vốn tín dụng nhỏ….

Bên cạnh đó, cần có sự hỗ trợ đặc biệt cho trẻ em không có nguồn nuôi dưỡng, cho các bậc cha mẹ mất sức lao động, cũng như các cơ sở, các dịch vụ chăm sóc trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Do đó, đòi hỏi chúng ta phải xây dựng các chính sách ưu tiên cho trẻ em thông qua đầu tư giáo dục và đào tạo nhằm tạo cơ hội để vượt qua thách thức của cơ chế thị trường, toàn cầu hoá.

Các mục tiêu chương trình vì trẻ em của quốc gia cũng như của địa phương phải bao gồm cả việc giảm thiểu sự khác biệt giữa trẻ em trai và trẻ em gái, trẻ em nông thôn và trẻ em thành thị, trẻ em con nhà nghèo với trẻ em con nhà khá giả, trẻ em bình thường với trẻ em khuyết tật.

Trẻ em nghèo, trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn hầu như không có điều kiện tham gia vào các hoạt động vui chơi, giải trí và ít có cơ hội thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc, giáo dục tốt hơn.

Nhiều địa phương chưa quan tâm đến việc dành quỹ đất đầu tư điểm vui chơi cho trẻ em. Nghèo đói ảnh hưởng đến nhiều người, nhiều lĩnh vực, kìm hãm sự phát triển chung của đất nước.

Riêng với trẻ em, hậu quả của đói nghèo còn gây tổn thương lớn, ảnh hưởng đến sức khỏe, đến sự phát triển nhân cách, trí tuệ … đeo đuổi, ám ảnh suốt cuộc đời các em. Chính vì vậy, đói nghèo ở trẻ em không chỉ là vấn đề của hộ gia đình nghèo.

Nghèo đói của trẻ em ảnh hưởng và có hệ quả rất nặng nề cho sự phát triển của các em sau này. Trợ giúp trẻ em nghèo chính là tạo được môi trường xã hội, dịch vụ xã hội thuận lợi, đặc biệt là môi trường pháp lý, để trẻ em nghèo có cơ hội phát triển như những trẻ em khác. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến việc nâng cao dân trí để người dân có năng lực sản xuất, phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho gia đình, cho trẻ em.

Ưu tiên cho trẻ em chính là thể hiện quan điểm coi con người là trung tâm của sự phát triển kinh tế – xã hội. Sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em bao gồm tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Mọi chủ trương chính sách phát triển trước hết phải hướng vào mục tiêu phát triển con người.

Người nghèo nói chung và trẻ em nghèo nói riêng là những đối tượng đang phải gánh chịu những hậu quả trực tiếp, dễ thấy nhất trong đời sống, sinh hoạt. Đây không chỉ là những thách thức đối với cả hệ thống chính trị nói chung mà còn là những khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc trẻ em và tiếp đến là đe doạ đến tính bền vững của công cuộc giảm nghèo ở nước ta hiện nay.

Điều này càng thấy rõ hơn, đặc biệt là đối với vùng sâu, vùng xa, nơi có thu nhập bình quân đầu người thấp, tình trạng đói nghèo vẫn tồn tại; khoảng cách giữa các vùng miền cũng đang ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của trẻ em…. đòi hỏi sự quan tâm, giải quyết cấp bách của Nhà nước và xã hội.

Vấn đề nhức nhối rất cấp bách phải tháo gỡ

Ở nước ta cũng như các nước đang phát triển, sự đói nghèo của dân cư đang là một vấn đề nhức nhối rất cấp bách phải tháo gỡ nhưng cũng vô cùng khó khăn trong việc thực hiện xóa đói giảm nghèo. Sự nghèo đói thì ai cũng thấy và không nước nào thiếu những chương trình hoặc những chính sách để thực hiện việc xóa đói giảm nghèo. Vấn đề đói nghèo và xóa đói giảm nghèo là giải phóng con người khỏi mọi áp bức, bất công, thực hiện công bằng xã hội.

Ngay từ những ngày đầu mới thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, một trong những nhiệm vụ đầu tiên mà Hồ Chủ Tịch đã chỉ đạo là chống giặc đói.

Xuất phát từ tình hình thực tiễn của đất nước, bài học kinh nghiệm của công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thời gian qua, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em cần theo hướng xã hội hóa, chuyên nghiệp hóa và đồng bộ hóa hướng đến thực hiện các quyền cơ bản.

Hoạch định chính sách tạo được môi trường xã hội, dịch vụ thuận lợi, đặc biệt là môi trường pháp lý, để trẻ em nghèo có cơ hội phát triển như những trẻ em khác. Tăng trưởng kinh tế bền vững đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội, trong đó tập trung vào: xoá đói giảm nghèo.

Đồng thời, rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế xã hội giữa các vùng miền và các nhóm dân cư, để mọi người dân, đặc biệt là mọi trẻ em nhất là trẻ em nghèo, được hưởng những thành quả của sự tăng trưởng kinh tế.

Việc xây dựng “xã, phường phù hợp với trẻ em” là một trong những biện pháp chiến lược, lâu dài và toàn diện đối với trẻ em. Trong đó ưu tiên các dịch vụ chăm sóc y tế, giáo dục và cuộc sống tinh thần cho trẻ em, tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ em được chăm sóc và phát triển. Một yếu tố rất quan trọng đó là đa dạng hóa nguồn lực, bao gồm ngân sách Nhà nước, huy động cộng đồng, vận động quốc tế, lồng ghép các chương trình dự án khác nhau để hỗ trợ phát triển bền vững cho các gia đình nghèo và gia đình có trẻ em nghèo.

“Bảo vệ, chăm sóc trẻ em là trách nhiệm của Nhà nước, cộng đồng và gia đình. Đầu tư cho công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em nói chung và trẻ em nghèo nói riêng đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo bền vững và phải luôn xác định, đặt trong hệ thống kế hoạch phát triển”, báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH nêu rõ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thủ môn Quan Văn Chuẩn thận trọng trước trận gặp U23 Iraq.

U23 Việt Nam 'đọc vị' U23 Iraq

GD&TĐ - Trước trận so tài với U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á, thủ môn đội trưởng U23 Việt Nam Quan Văn Chuẩn tỏ ra khá thận trọng.