Xin thôi việc, từ chức sao không cho?

GD&TĐ - Liên quan đến việc bà Nguyễn Thị Yến Trinh - Hiệu trưởng trường THPT chuyên Lê Hồng Phong xin thôi việc khi kết thúc nhiệm kỳ vì lý do sức khỏe tuy nhiên không được Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM chấp nhận. Mới đây là vụ việc ông Đoàn Ngọc Hải ở TP.HCM xin từ chức ngay sau khi nhận chức… vài giờ cũng gây tranh luận trái chiều, trong đó có ý kiến “đòi” xem xét xử lý ông Hải…

Ông Đoàn Ngọc Hải đã xin từ chức ngay sau khi nhận chức vài giờ.
Ông Đoàn Ngọc Hải đã xin từ chức ngay sau khi nhận chức vài giờ.

Theo quy định hiện hành thì nếu là người lao động thì chỉ cần báo trước cho người sử dụng lao động ít nhất 45 ngày là được quyền nghỉ việc. Riêng đối tượng là công chức, viên chức ngoài quy định của Bộ luật lao động thì còn phải tuân thủ quy định của Luật Công chức, Luật Viên chức nên việc đồng ý cho thôi việc hay không là do cơ quan có thẩm quyền.

Tuy nhiên, dưới góc độ bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến vấn đề xin nghỉ việc của bà Trinh nói riêng cũng như cán bộ, công chức nói chung. Dù với bất kỳ lý do gì, chuyện xin nghỉ việc của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cần được chấp nhận, tạo điều kiện. Bởi những lý do sau:

Thứ nhất, xin nghỉ việc, từ chức cho dù với lý do gì thì chứng tỏ họ không còn mặn với công việc được giao vì vậy nên giải quyết càng sớm càng tốt, chỉ trừ trường hợp đang bị xem xét xử lý trách nhiệm liên quan.

Đặc biệt đối với những người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý việc họ không còn nhiệt huyết với công việc mà vẫn cố níu kéo, giữ chân họ thì lại càng nguy hiểm, không có lợi cho cơ quan, tổ chức, xã hội và ngay cả bản thân họ.

Thứ hai, nếu đơn thuần chỉ xin thôi việc thì hoàn toàn khác với xin nghỉ hưu trước tuổi. Nghỉ hưu trước tuổi thì nhà nước phải bỏ ra khoản kinh phí khá lớn để chi trả, vì thế phải cân nhắc, xem xét cẩn thận, đúng quy định pháp luật nhằm tránh thất thoát tài sản của nhà nước.

Riêng nghỉ thôi việc thì công chức, viên chức có thể nhận trợ cấp một lần, tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội hoặc chốt sổ chờ đến tuổi nhận lương hưu, nếu đủ số năm công tác theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Do đó, trong trường hợp này cả người xin thôi việc lẫn nhà nước đều có lợi, chẳng ai thiệt gì.

Thứ ba, trong thời điểm đẩy mạnh việc tinh giản biên chế, sắp xếp bộ máy hiện nay những người không đáp ứng được yêu cầu công việc cả về năng lực chuyên môn lẫn sức khỏe, nhất là những người lớn tuổi, giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì nên ưu tiên giải quyết cho họ thôi việc.

Điều này không những giúp cho việc tinh biên chế, sắp xếp bộ máy được tiến hành thuận lợi, hiệu quả hơn mà còn tạo chổ “trống” để tuyển dụng những người trẻ tuổi có năng lực, sức khỏe, nhiệt huyết cống hiến cho đất nước, xã hội.

Vì vậy, đối với những cán bộ, công chức người không còn động lực, nhiệt huyết nếu có nguyện vọng xin thôi việc, từ chức thì cơ quan chức năng nên tạo điều kiện cho họ được nghỉ việc, từ chức. Không nên tiếp tục níu kéo, “buộc” họ phải tiếp tục công việc khi mà những người này không còn thiết tha với công việc, không muốn tiếp tục phục vụ nữa.

Bởi vì, như vậy sẽ không có lợi cho bất kỳ ai, thậm chí gây ra trì trệ, yếu kém trong hệ thống các cơ quan nhà nước, ảnh hưởng đến hoạt động quản lý, điều hành.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Công ty Trái cây Nhiệt đới Hoa Kỳ giờ tên Chiquita và vẫn chưa phải chịu trách nhiệm về vụ thảm sát vì chuối năm 1928. Ảnh: Thecollector.com

Vụ thảm sát vì chuối

GD&TĐ - Năm 1928, ở Colombia, quốc gia Nam Mỹ với biệt danh đương thời là 'nước cộng hòa chuối'.