Xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực GD cũng cần tránh “bệnh thành tích”

GD&TĐ - Cùng với những ý kiến đa chiều về vấn đề “phạt học sinh”, các nội dung ghi trên văn bằng,…Tuần qua, giáo dục có thêm một số nội dung thu hút quan tâm của dư luận như: Vấn đề xây dựng nông thôn mới lĩnh vực GD; Bộ GD&ĐT phát động chào mừng Tuần lễ học tập suốt đời; Vấn đề thẩm định SGK…

Hãy “Phát triển thói quen đọc sách đề trở thành người tự học suốt đời” (Ảnh minh họa)
Hãy “Phát triển thói quen đọc sách đề trở thành người tự học suốt đời” (Ảnh minh họa)

Tự học suốt đời thông qua thói quen đọc sách

Trong khuôn khổ Tuần lễ Hưởng ứng Học tập suốt đời năm 2019, tuần qua, Bộ GD&ĐT đã tổ chức chương trình phát động chào mừng Tuần lễ học tập suốt đời với chủ đề “Phát triển thói quen đọc sách đề trở thành người tự học suốt đời”.

Đây là lần đầu tiên chương trình phát động có sự tham gia của lãnh đạo tất cả các cục, vụ, cán bộ, công nhân viên của Bộ GD&ĐT.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ: “Những ngày này, trên cả nước sôi nổi tổ chức Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời. Đây là hoạt động thường niên diễn ra hằng năm nhằm nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về vai trò, ý nghĩa và sự cần thiết của việc học tập suốt đời của mỗi người dân và xây dựng xã hội học tập.”

Tuần lễ học tập năm nay được Bộ GD&ĐT chỉ đạo với chủ đề do các đơn vị, địa phương lựa chọn, tuy nhiên chủ đề trọng tâm là “Phát triển thói quen đọc sách để trở thành người tự học suốt đời”.

Văn hóa đọc được hiểu là ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân, của cộng đồng xã hội và của các nhà quản lý nhà nước. Ứng xử giá trị và chuẩn mực này gồm 3 yếu tố: Thói quen đọc sách, sở thích đọc và kỹ năng đọc. Các yếu tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau cùng bổ sung, bồi đắp cho nhau giúp cho việc đọc sách hiệu quả.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh: Phát triển văn hóa đọc luôn là một vấn đề mang ý nghĩa chiến lược của mọi quốc gia trong việc nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực.

Muốn phát triển văn hóa đọc phải phát triển ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc lành mạnh của mỗi thành viên trong xã hội, phát triển thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc lành mạnh của họ. Năng lực đọc là nền tảng của tự học. Đó chính là nền tảng của xã hội học tập, của việc học suốt đời, một yêu cầu cũng là một thách thức của xã hội hiện đại.

Trong khuôn khổ chương trình, Bộ GD&ĐT giao cho Vụ GDTX chủ trì xây dựng tủ sách Học tập suốt đời tại cơ quan Bộ. Đây cũng là mô hình tủ sách được Bộ GD&ĐT phát động nhân rộng tại các cơ quan, công sở… trên cả nước tại công văn 4080/BGDĐT-GDTX nhằm xây dựng văn hóa đọc cho cán bố, công nhân viên chức tại cơ quan Bộ.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Lê Hải An trao bằng khen biểu dương các tập thể xuất sắc trong xây dựng nông thôn mới lĩnh vực giáo dục (Ảnh: dantri.com.vn)
 Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Lê Hải An trao bằng khen biểu dương các tập thể xuất sắc trong xây dựng nông thôn mới lĩnh vực giáo dục (Ảnh: dantri.com.vn)

Xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực giáo dục

Tuần qua, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Lê Hải An đã tham dự và chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới lĩnh vực giáo dục và đào tạo diễn ra tại Đà Nẵng.

Hội nghị ghi nhận những thành quả của các cấp ngành GD&ĐT ở cả nước, nhất là ở những địa phương có nhiều trường học ở miền núi, vùng sâu, vùng xa đã vượt khó để hướng tới hoàn thành cao nhất mục tiêu của Chương trình.ấn để phóng to ảnh

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Lê Hải An đề nghị, trong thời gian tới, các cấp ngành cơ sở căn cứ vào thực tiễn của từng địa phương để xây dựng kế hoạch chi tiết hơn, ưu tiên công tác tham mưu nguồn lực cơ sở vật chất để thực hiện Chương trình.

 Mọi nỗ lực đều hướng tới hoàn thành chương trình mục tiêu của quốc gia, song toàn ngành cần giữ "kim chỉ nam": Xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo phải tránh hình thức và đừng dính bệnh thành tích 
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Lê Hải An

Theo số liệu thống kê của Bộ GD&ĐT, cả nước hiện có hơn 52% xã đạt tiêu chí số 5 về tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia của Chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn thuộc lĩnh vực giáo dục (tăng gần 40% so với năm 2010).

Đối với tiêu chí số về tỷ lệ xã đạt chuẩn phổ cập GD mầm non, tiểu học và tỷ lệ học sinh THCS học tiếp trung học, kết quả thực hiện như sau: Từ tháng 12/2018, cả nước có gần như 100% xã đạt chuẩn phổ cập GD mầm non. Năm 2019, gần 96% xã đạt chuẩn phổ cập GD tiểu học ở mức độ cao nhất. Việc thực hiện phổ cập GD trung học cơ sở, động viên học tiếp THPT đang được củng cố và từng bước nâng cao chất lượng.

Sau sách Toán và Tiếng Việt bị loại ngay từ vòng 1, bản thảo SGK Đạo đức lớp 1 (do GS Hồ Ngọc Đại chủ biên, bà Ngô Thị Tuyên là tác giả) tiếp tục không được hội đồng thẩm định SGK thông qua ở vòng 2.
Sau sách Toán và Tiếng Việt bị loại ngay từ vòng 1, bản thảo SGK Đạo đức lớp 1 (do GS Hồ Ngọc Đại chủ biên, bà Ngô Thị Tuyên là tác giả) tiếp tục không được hội đồng thẩm định SGK thông qua ở vòng 2. 

Đảm bảo khách quan khi đánh giá SGK

Với quy trình thẩm định sách giáo khoa chặt chẽ, lần đầu tiên trong lịch sử, Hội đồng thẩm định sách giáo khoa có cơ cấu đa dạng (có nhà khoa học, chuyên gia sư phạm, giáo viên đang trực tiếp giảng dạy), Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học Thái Văn Tài nhận định, những bộ sách bị loại đều có lý do chính đáng. us.

Theo kế hoạch, Hội đồng thẩm định có quy trình làm việc rất chặt chẽ, qua 2 vòng. Vòng 1, khi tác giả nghiên cứu chương trình, nghiên cứu Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT và xây dựng ra bản thảo sách giáo khoa cần phải thông qua nhà xuất bản, nghĩa là được lọc qua một lần theo Luật Xuất bản.

Khi nhà xuất bản trình cuốn sách lên phải qua một Hội đồng, các thành viên có 15 ngày đọc sách, 1 lần nghe tác giả báo cáo và 7 ngày để thảo luận xem bản thảo đó đạt hay không đạt. Kết thúc vòng 1, tác giả có 1 tháng để tiếp thu, chỉnh sửa.

Vòng 2, tác giả có 3 tiếng báo cáo Hội đồng về sản phẩm sau khi tiếp thu, trình bày phần chỉnh sửa.

Sau đó, Hội đồng tiếp tục có 7 ngày để đánh giá lại và đưa ra kết luận cuối cùng.

Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT) Thái Văn Tài cho biết: “Với tinh thần trách nhiệm cao và thời gian làm việc kỹ lưỡng, chúng ta có thể tin tưởng chắc chắn sẽ có những bộ sách giáo khoa tốt để triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 1 vào năm 2020”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.