Xã Thanh Chăn nỗ lực xây dựng ngôi trường mầm non hạnh phúc

GD&TĐ - Vượt lên mọi khó khăn của xã biên giới, Trường Mầm non xã Thanh Chăn (Điện Biên) đang nỗ lực không ngừng nghỉ để xây dựng môi trường hạnh phúc.

Trường Mầm non xã Thanh Chăn phấn đấu xây dựng môi trường học tập hạnh phúc.
Trường Mầm non xã Thanh Chăn phấn đấu xây dựng môi trường học tập hạnh phúc.

Với mục tiêu xây dựng một ngôi trường mầm non hạnh phúc, có chất lượng chăm sóc giáo dục tốt, chuyên nghiệp và tạo dựng được niềm tin của phụ huynh học sinh, trường mầm non xã Thanh Chăn (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên)luôn xác định rằng: Mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ và nhân cách của trẻ. Trong bối cảnh toàn ngành đang đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT thì việc đổi mới để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục cho trẻ ở lứa tuổi mầm non sẽ tạo nền tảng để nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông và quá trình học tập suốt đời.

Trẻ "thả mình" vào không gian trường học.

Trẻ "thả mình" vào không gian trường học.

Trong những năm qua tập thể đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường luôn cố gắng nỗ lực, phấn đấu xây dựng trường mầm non Thanh Chăn trở thành ngôi trường mầm non hạnh phúc, mang lại môi trường phát triển toàn diện, kích thích hứng thú học tập, vui chơi cho trẻ, tạo dựng được niềm tin và sự hài lòng cho các bậc phụ huynh. Đồng thời trường cũng đã xây dựng được đội ngũ giáo viên nhiệt huyết, yêu nghề, yêu trẻ cũng như tối ưu hóa công tác quản lý nhà trường nhằm giảm bớt gánh nặng công việc cho nhân sự.

Góc sáng tạo của trẻ.

Góc sáng tạo của trẻ.

Ở mỗi lĩnh vực, chăm sóc, nuôi dạy trẻ, các cô giáo đã chủ động đổi mới phương pháp giáo dục mầm non theo hướng tích hợp lấy trẻ làm trung tâm của hoạt động, khắc phục phương pháp dạy gò bó áp đặt, không chú ý đến giáo dục cá thể. Các cô giáo đã bước đầu mạnh dạn áp dụng và lồng ghép các yếu tố giáo dục mới vào các hoạt động giáo dục để tạo cơ hội giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sự sáng tạo, kỹ năng hợp tác nhóm, kĩ năng giao tiếp ngôn ngữ...

Giáo viên không chỉ hiểu trẻ muốn gì, khả năng của trẻ ra sao mà luôn tạo cơ hội, khuyến khích trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơi, tìm tòi, khám phá; giáo dục trẻ các hành vi văn minh, lễ phép trong giao tiếp ứng xử.

Trẻ mầm non vui chơi.

Trẻ mầm non vui chơi.

“Trường học hạnh phúc” là nơi cô, trò cũng như phụ huynh đều cảm thấy hạnh phúc trong quá trình dạy và học. Đó là nơi tình yêu thương giữa cô và trò, giữa học sinh với nhau được trân trọng và bồi đắp hằng ngày. Những điều này đã thực sự tạo ra một môi trường học tập hạnh phúc cho trẻ mầm non, là mái nhà thứ hai ấm áp yêu thương, tràn ngập tiếng cười của cô và trò. Ở ngôi trường ấy, trẻ được yêu thương, chăm sóc, che chở, trẻ tự tin được thể hiện các năng lực của bản thân, được chơi đùa một cách thoải mái và trẻ cũng cảm nhận được các cô thực sự là những người mẹ thứ hai của trẻ.

Một số hình ảnh trẻ hoạt động tại trường:

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.