WHO lên tiếng khi các nước chuẩn bị tiêm vaccine chống Covid-19 hàng loạt

GD&TĐ - Hôm qua (8/12), bà lão 90 tuổi Margaret Keenan đã trở thành người tiêm vaccine Pfizer đầu tiên trên thế giới khi Anh bắt đầu tiêm chủng diện rộng cho người dân, tạo hy vọng thế giới sẽ đảo chiều được đại dịch.

WHO lên tiếng khi các nước chuẩn bị tiêm vaccine chống Covid-19 hàng loạt

Anh là quốc gia bị Covid-19 ảnh hưởng nặng nề nhất châu Âu với hơn 61.000 ca tử vong và đây cũng là quốc gia châu Âu đầu tiên tiêm vaccine của Pfizer.

Bộ trưởng Y tế Matt Hancock dự đoán hàng triệu người sẽ được tiêm vaccine vào cuối năm nay, nhưng ông lưu ý mọi người vẫn nên tôn trọng quy tắc giãn cách xã hội ít nhất cho tới mùa xuân khi những người dễ tổn thương nhất được tiêm vaccine.

Anh đã đặt vaccine Pfizer/BioNTech đủ để tiêm cho 20/67 triệu dân. Nhà sản xuất vaccine cho biết nó có hiệu quả 95% trong việc ngăn ngừa dịch trong các thử nghiệm giai đoạn cuối.

Trong khi đó nhà chức trách Mỹ đã tiến một bước gần hơn đến việc vaccine Covid-19 khi Anh bắt đầu tiêm chủng cho người dân, mang lại hy vọng làm chậm đại dịch đã giết chết 15.000 người Mỹ chỉ trong tuần trước.

Hôm qua, hãng Pfizer Inc đã vượt qua một rào cản khi Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ công bố tài liệu thể hiện sự an toàn và hiệu quả của vaccine mà họ đã phát triển cùng với hãng BioNTech SE của Đức. Điều này có thể là dấu hiệu cho thấy Mỹ cũng sắp tiêm chủng hàng loạt vaccine của Pfizer trong những tuần tới.

Hàn Quốc cho biết đã ký thỏa thuận cung cấp vaccine cho 44 triệu người vào năm sau khi phải đối phó với làn sóng lây nhiễm mà nhà chức trách cho rằng có thể khiến hệ thống y tế quá tải.

Việc chuyển vaccine sẽ bắt đầu trước tháng 3 nhưng nhà chức trách sẽ theo dõi tính hiệu quả trong vài tháng tại các nước khác trước khi đảm bảo an toàn. Hàn Quốc có thể tiêm vaccine trên diện rộng vào nửa cuối năm sau.

Tổ chức Y tế thế giới cho rằng, việc thuyết phục mọi người về giá trị của vaccine Covid-19 sẽ hiệu quả hơn nhiều so với việc cố gắng ép buộc họ phải tiêm và đây sẽ là con đường sai lầm. Những ví dụ trước đây cho thấy việc bắt buộc tiêm vaccine sẽ phản tác dụng và tạo ra phản đối nhiều hơn.

Chuyên gia O’Brien của WHO cho rằng nên khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêm chủng nhưng không ép buộc. Có thể một số ngành nghề y tế mà việc tiêm chủng được yêu cầu hoặc khuyến khích cao vì sự an toàn của nhân viên và bệnh nhân. Các chuyên gia của WHO thừa nhận có một cuộc chiến trong việc thuyết phục công chúng sử dụng vaccine.

Trong khi đó một số quốc gia khác tiếp tục các biện pháp chống chọi với dịch bệnh dang lan rộng.

Những hạn chế xã hội ở Hà Lan sẽ được kéo dài đến hết kỳ nghỉ năm mới do tỷ lệ mắc Covid-19 tăng cao không dứt - Thủ tướng Mark Rutte cho biết hôm qua. Hà Lan ở trong tình trạng phong tỏa một phần kể từ ngày 13/10, trong đó, người dân được khuyên làm việc ở nhà, cấm ra ngoài khi không cần thiết và cấm tụ tập.

Ông hy vọng sự lây nhiễm giảm bớt sẽ giúp nới lỏng các giới hạn vào Giáng sinh và năm mới. Hà Lan có 43.103 ca mắc mới trong tuần kết thúc ngày 8/12, tăng 27% so với tuần trước đó.

Thụy Sĩ có kế hoạch cấm mọi sự kiện của công chúng ở nhà thờ, các cuộc họp và giới hạn hơn nữa việc tụ tập cá nhân sau ngày 12/12 khi tình hình lây nhiễm ngày càng đáng lo ngại với tổng số ca mắc đã lên tới 358.568. Chính phủ cũng ra lệnh cho nhà hàng, cửa hàng, chợ phải đóng cửa lúc 7 giờ tối cho tới ngày 20/1 để giới hạn sự lây lan của dịch.

Theo CNA

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ