WHO chịu ảnh hưởng ra sao khi Mỹ ngừng tài trợ?

WHO chịu ảnh hưởng ra sao khi Mỹ ngừng tài trợ?

Động thái gây sốc của TT Trump diễn ra giữa lúc một số quốc gia đang rậm rịch nới lỏng các biện pháp phỏng tỏa, đưa thế giới vào một giai đoạn mới bất ổn của đại dịch làm hơn 2 triệu người mắc và hơn 134.000 người tử vong.

Tại châu Âu, Đan Mạch là quốc gia đầu tiên bị ảnh hưởng nặng nhưng bắt đầu mở cửa lại trường học, trong đó Phần Lan dỡ bỏ lệnh cấm đi lại ở khu vực Helsinki.

Italy và Tây Ban Nha cũng cho phép một số doanh nghiệp khởi động lại sau khi có tín hiệu thuyên giảm về số ca tử vong sau nhiều tuần.

Trong khi các lãnh đạo thế giới bàn luận về cách khởi động lại nền kinh tế mà không tạo ra một làn sóng lây nhiễm Covid-19 mới, TT Trump lại làm ảnh hưởng tới nỗ lực đoàn kết toàn cầu khi đóng băng tài trợ cho WHO khi xem xét lại vai trò của tổ chức này đối với việc “sai sót nghiêm trọng trong quản lý và che đậy sự lây lan của virus corona”.

TT Trump cho rằng dịch bệnh có thể được kiềm chế với “rất ít người chết” nếu WHO đánh giá chính xác tình hình ở Trung Quốc – nơi dịch bệnh bắt nguồn vào năm ngoái.

Các nhà lãnh đạo trên thế giới đã lên án TT Mỹ - người trước đó đã hạ thấp sự nguy hiểm của virus corona vốn đang khiến nhiều người chết nhất tại Mỹ.

Bắc Kinh cảnh báo rằng động thái của TT Trump có thể “phá hoại sự hợp tác quốc tế” tại một “thời điểm quan trọng” trong đại dịch.

Người đứng đầu Liên hợp quốc Antonio Guterres không đồng tình với TT Trump, trong khi đó tỷ phú Bill Gates cho rằng việc cắt giảm quỹ này “nguy hiểm như có thể thấy”.

Người đứng đầu về chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) cũng không tán thành với hành động của TT Trump:

“Không có lý do nào biện minh cho động thái đó vào lúc này khi những nỗ lực đang cần thiết hơn bao giờ hết nhằm giúp kiềm chế và giảm thiểu đại dịch virus corona” – ông Josep Borrell nói.

Người đứng đầu liên minh châu Phi Moussa Faki Mahamat lên án quyết định của TT Trump là “đáng tiếc sâu sắc”.

Động thái gây tranh cãi của TT Trump diễn ra giữa lúc thế giới đang trên bờ vực của một thảm họa kinh tế mà Quỹ Tiền tệ quốc tế cho rằng có thể khiến 9 nghìn tỉ USD biến mất khỏi nền kinh tế toàn cầu trong cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái những năm 30.

Về phần mình, Giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus nói rằng “Mỹ là một người bạn lâu đời và hào phóng của WHO và chúng tôi hy vọng họ sẽ tiếp tục như vậy. Chúng tôi thấy tiếc đối với quyết định của TT Mỹ khi dừng tài trợ cho WHO”.

Ông cho biết WHO sẽ đánh giá lại công việc của mình trong đại dịch Covid-19 cũng như đã làm với các sự kiện khác tương tự.

Theo ông Tedros, ngoài việc chống Covid-19, WHO đã giúp nhiều nước nghèo nhất thế giới và những người dễ tổn thương đang phải vật lộn với bệnh dịch và các điều kiện khác. Các chương trình hỗ trợ của WHO bao gồm bại liệt, sởi, sốt rét, Ebola, Ebola, HIV, lao, suy dinh dưỡng, ung thư, tiểu đường và sức khỏe tâm thần.

Mỹ hiện là nhà tài trợ lớn nhất của WHO, cung cấp hơn 400 triệu USD trong năm 2018 - 2019, chiếm 15% trong ngân sách 4,4 tỉ USD của tổ chức này.

Ông Tedros nói thêm: “WHO đang xem xét tác động của việc Mỹ rút tài trợ lên công việc của chúng tôi và chúng tôi sẽ làm việc với các đối tác để lấp bất kỳ khoảng trống tài chính nào gặp phải để đảm bảo công việc của chúng tôi tiếp tục mà không bị gián đoạn”.

Tuy nhiên, bây giờ là lúc thế giới đoàn kết trong cuộc đấu tranh chung chống lại đại dịch mà ông Tedros mô tả là “kẻ thù nguy hiểm”.

Chuyên gia Mike Ryan về các trường hợp khẩn cấp của WHO nói rằng trong các tuần và tháng tới, có thể sẽ diễn ra các cuộc thảo luận về ngân sách của WHO với 193 nước khác.

Với quyết đình dừng tài trợ của TT Trump, một số chương trình của WHO bao gồm là giảm thiểu khẩn cấp tác động của virus corona có nguy cơ bị gạt sang một bên khi hàng trăm triệu USD cạn kiệt.

Trong khi các tổ chức quốc tế và khu vực tư nhân đóng góp vào ngân sách WHO, cơ quan của Liên hợp quốc này chủ yếu dựa vào các quốc gia tài trợ để hoạt động.

Trong năm 2020-2021, WHO đã phân bổ gần 4,8 tỉ USD cho các chương trình y tế, bao gồm chống bệnh sốt rét, loại trừ bệnh bại liệt cũng như nghiên cứu và chuẩn bị đặc biệt cho các dịch bệnh có thể bùng phát.

Tuyên bố của TT Trump có nghĩ là các chương trình có giá trị khoảng 720 triệu USD có thể không được cấp tài chính trong năm nay và năm sau, bao gồm những nỗ lực kiềm chế dịch Covid-19 lây lan.

Theo một báo cáo của Liên hợp quốc, tính đến tháng 3/2020, Mỹ có đóng góp nổi bật khoảng 99 triệu USD cho WHO từ năm 2019 và 3 tháng đầu năm nay.

Theo CNA/Al Jazeera

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ