Vươn lên để có ích cho cuộc đời

GD&TĐ - “Cuộc đời là bầu trời, mỗi chúng ta là một vì sao” - đó là chia sẻ của chị Nguyễn Thị Thu Hiền, 37 tuổi sống tại Thanh Hóa. Mặc dù chịu nhiều thiệt thòi, gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, nhưng bản thân mỗi một người khuyết tật đều mang trong mình niềm tin với cuộc đời.
Vươn lên để có ích cho cuộc đời

Bởi vậy, họ luôn nỗ lực và không chấp nhận lùi bước trước những khó khăn. Thậm chí họ làm được cả những điều mà rất nhiều người bình thường không làm nổi. Câu chuyện về cuộc đời mình mà chị Hiền kể lại khiến cho ai cũng xúc động và nể phục.

Vượt lên số phận

Mỗi người chúng ta ai sinh ra cũng muốn mình được khỏe mạnh, được cống hiến sức khỏe và tuổi trẻ của mình cho xã hội. Nhưng tạo hóa đã không công bằng khi chị chào đời. Căn bệnh yếu xương đã cướp đi của chị vóc dáng của một người phụ nữ bình thường. Chính vì thế mà năm nay tuy đã 37 tuổi, nhưng chị chỉ cao 88cm, với đôi bàn tay bé xíu và đôi chân chỉ có thể tập tễnh bước đi những bước ngắn như một đứa trẻ lên 3.

Tuổi thơ của chị trôi qua trong sự chế nhạo của bạn bè cùng trang lứa. Cắp sách đến trường chị luôn bị bạn bè trêu chọc vì khuyết tật của mình… Nhưng dù số phận có khó khăn, thử thách như thế nào cũng không thể dập tắt đi khát vọng cháy bỏng, được sống, cống hiến và hòa nhập cộng đồng trong chị.

Chị Nguyễn Thị Thu Hiền tâm sự: “Tôi luôn nghĩ trong cuộc đời, có những nỗi đau ta phải tự mình kết thúc, có những giọt nước mắt ta phải tự mình lau khô, có những nụ cười ta phải tạo nên hoặc tự tìm kiếm. Không ai giúp ta được ngoài chính bản thân chúng ta. Mỗi người chúng ta chỉ được sinh ra một lần duy nhất trên đời, nếu mình cứ mãi nghĩ đến khuyết tật của mình mà quên phấn đấu, luôn mặc cảm với bản thân, thiếu tự tin và luôn oán trách số phận thì sẽ chẳng bao giờ học và làm được bất cứ việc gì cả. Mình không học thì mọi người vẫn học, mình không làm thì người khác vẫn sẽ làm, cuộc sống luôn vận hành và tiếp diễn… và như vậy thì mình sẽ trở thành người tụt hậu so với mặt bằng chung của toàn xã hội. Với mình khuyết tật đâu phải là nguyên nhân để mình bỏ cuộc. Khuyết tật chỉ là những rào cản trên hành trình đầy cam go trong cuộc sống mà thôi”.

Tự khẳng định mình bằng tấm lòng đáng khâm phục

Từ những quyết tâm đó, chị Nguyễn Thị Hiền đã vươn lên để học tập. Chị đã tốt nghiệp cao đẳng kế toán doanh nghiệp sản xuất của Trường Đại học Lao động xã hội Hà Nội liên kết tại Thanh Hóa năm 2004 và Đại học Tài chính kế toán của Trường Đại học Vinh năm 2009. Năm 2010, chị Nguyễn Thị Thu Hiền đã quyết tâm thành lập Công ty TNHH Sản xuất - Dịch vụ và Thương mại Suri riêng do mình làm Giám đốc.

Công ty của chị Hiền hiện nay đang hoạt động với những ngành nghề như: Sản xuất các mặt hàng bê tông đúc sẵn - ống cống bê tông thoát nước cho các công trình giao thông, thủy lợi; bàn ghế đá Granito dành cho các công viên, trường học, đình chùa và bệnh viện; vận tải – san lấp mặt bằng, vận chuyển đất đá thải nội bộ.

Năm 2011, để mở rộng thêm ngành nghề và tăng doanh thu cho công ty, chị có mở thêm một CLB giải trí Bida thể thao dành cho các bạn thanh niên trong toàn thành phố đến vui chơi, giải trí sau những giờ lao động căng thẳng, mệt nhọc. Sau gần 8 năm hoạt động, công ty của chị Hiền đã đi vào ổn định. Hiện nay, công ty đang đóng BHXH hằng năm cho 16 lao động chính và gần 10 lao động thuê ngoài theo thời vụ với mức lương 6 triệu đồng/ tháng. Với mục tiêu đến năm 2025, công ty sẽ xây dựng thêm một trung tâm vui chơi giải trí lớn nhất thành phố Thanh Hóa, với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và đẳng cấp.

Chia sẻ về niềm vui của mình, chị Nguyễn Thị Thu Hiền trải lòng: “Tôi cảm thấy mình là người may mắn và hạnh phúc. May mắn vì luôn được mọi người tin tưởng và ủng hộ nhiệt tình. Hạnh phúc vì được làm những công việc mà mình yêu thích. Và tôi cảm thấy thú vị khi một người khuyết tật như mình lại có thể kinh doanh và làm được những ngành nghề mà nhiều người cho rằng người khuyết tật không thể làm được”.

GS.TS. Hoàng Chí Bảo chia sẻ câu chuyện về cuộc đời, sự nghiệp của Bác Hồ.

Học sinh hào hứng nghe kể chuyện về Bác Hồ

GD&TĐ - Ngày 20/12, Trường trung học cơ sở Cầu Giấy, Hà Nội tổ chức chương trình ý nghĩa chào mừng 77 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam với chủ đề “Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân”.
Thí sinh đội Team Try trong phần thi tại Vòng chung kết gen Z -Thế hệ dẫn đầu.

Thế hệ GEN Z nói gì về bình thường hóa Covid-19?

GD&TĐ -Với chủ đề “Xã hội có nên bình thường hoá việc mắc Covid-19”, các học sinh đến từ các trường THPT trên cả nước đã cùng đưa ra lập luận sắc bén để bảo vệ quan điểm tại vòng chung kết cuộc thi Gen Z - Thế hệ dẫn đầu
Dự án nước tưới Humic của Xuân Ðức (áo sáng) đã đạt giải Nhì cuộc thi khởi nghiệp Trường Ðại học Bách khoa Hà Nội năm 2020. Ảnh: NVCC.

Nam sinh sáng chế nước tưới hữu cơ

GD&TĐ - Với mong muốn người dân đô thị có thể tự trồng rau sạch tại nhà, Lương Xuân Đức (Viện Kỹ thuật hóa học, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội) đã sáng chế nước tưới hữu cơ Humic.