Đừng để chọn nhầm nghề do cảm tính

GD&TĐ - Chọn ngành, chọn trường vẫn là bài toán không hề đơn giản đối với các em học sinh lớp 12. Các chuyên gia, thầy, cô giáo đã đưa ra những lời khuyên bổ ích để thí sinh không chọn nhầm nghề cho tương lai của mình.

Đừng để chọn nhầm nghề do cảm tính

Tham khảo nhiều ý kiến

Tôi muốn nói là: Các em chọn từ vị trí việc làm trước, rồi chọn đến ngành và cuối cùng là chọn đến nhu cầu lao động.
TS Trương Tiến Tùng 

Theo TS Trương Tiến Tùng - Viện trưởng Viện Đại học mở Hà Nội, các em không nên chọn nghề, chọn trường theo tâm lý đám đông. Các em cần xác định xem mình muốn là ai sau 5 năm nữa? tức là hãy nhìn vào vị trí việc làm trước. Các em cần xem ngành nghề đó mình có yêu thích không, năng lực của chúng ta có đáp ứng được cái ngành đó hay không?.

"Khi chúng ta chọn được ngành nghề rồi thì các em sẽ nghĩ đến việc những trường nào tổ chức đào tạo ngành đó. Trường ấy phải là 1 trường mà có học bổng cho ta không. Bởi vì khi các em học giỏi, các em sẽ có học bổng, sẽ đỡ một phần kinh phí cho bố mẹ.

Mặt khác, cần xem tỉ lệ sinh viện ra trường làm việc, có việc làm mà ngành mình muốn học ở trường ấy có cao hay không và học phí của trường ấy cao hay thấp. Vấn đề cuối cùng là trường đó đã công đã được kiểm định chất lượng của nhà nước chưa? Nếu đạt được các tiêu chí trên thì các mới chọn được trường một cách hoàn hảo" - TS Trương Tiến Tùng đưa ra lời khuyên.

Còn theo cô Cô Lê Thị Châu Dương - Trường THPT Trại Cau (Thái Nguyên), việc chọn trường, chọn nghề nên căn cứ vào năng lực, trình độ bản thân để sau này có nền tảng và cơ hội để phát triển.

Các em cũng nên căn cứ vào nhu cầu thị trường lao động của xã hội, của vùng, miền để tăng cơ hội việc làm sau khi ra trường. Đặc biệt các em không nên chọn nghề theo phong trào. Trước khi chọn nghề, chọn trường các em nên tham khảo ý kiến của các thầy cô giáo, cha mẹ, người thân để có sự lựa chọn phù hợp nhất.

Tránh những cảm xúc nóng vội

Để không chọn nhầm nghề, các em hãy tham khảo ý kiến và ý muốn của cha mẹ nhưng nên xin phép cha mẹ cho mình được quyền quyết định cuối cùng.

Tại trường THPT Thuận Thành số 1 (Bắc Ninh), để hỗ trợ các em trong việc chọn nghề, nhà trường đã biên soạn cuốn Cẩm nang tư vấn thi THPT quốc gia 2018. Trước câu hỏi của nhiều phụ huynh, học sinh về nguyên nhân nào dẫn đến việc chọn nghề? Ban tư vấn tuyển sinh của nhà trường cho biết: Việc chọn nhầm nghề thường do cảm tính, do chạy theo phong trào hoặc do bị phương hướng nên "nhắm đưa chân".

Nếu tránh được tối đa những cảm xúc vội vàng, biết suy xét và phân tích từ nhiều khía cạnh theo lý tính thì việc lựa chọn ngành nghề ít nhầm hơn

Cũng có trường hợp do sức ép từ phía gia đình, một nghịch lý thường gặp qua thực tế vấn hướng nghiệp ở nhiều nơi đã cho thấy, rất nhiều học sinh không trả lời được câu hỏi: Tại sao em quyết định chọn nghề này? Những vị phụ huynh đi theo đã trả lời được câu đó. Như vậy với học sinh ấy, chọn nghề là do mong muốn của cha mẹ, thay vì của chính mình.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.