Vũ khí không ngờ loại Abrams khỏi vòng chiến đấu

GD&TĐ - Theo chuyên gia David Axe, Abrams cần được vệ sinh hàng ngày để tránh hỏng động cơ, điều Ukraine khó có thể làm trong chiến sự.

Binh sĩ Mỹ sửa chữa tăng Abrams.
Binh sĩ Mỹ sửa chữa tăng Abrams.

Vũ khí bất ngờ

Tờ Forbes vừa đăng hình ảnh tổ lái 4 người cùng xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams dường như đang triển khai ở mặt trận phía đông. Nhưng chưa có dấu hiệu nào cho thấy xe tăng Abrams đã được sử dụng trong tình huống chiến đấu với lực lượng Nga.

Báo Mỹ cho biết, Ukraine đang phải tính toán phương án tốt nhất để sử dụng số xe tăng phương Tây hạn chế của mình khi mùa đông đến, chiến dịch phản công lâm vào bế tắc và Nga gia tăng các đợt tiến công.

Dù tính toán kỹ nhưng điều này sẽ không dễ dàng với xe tăng M1 Abrams, vốn rất khó bảo dưỡng và đặt ra yêu cầu rất cao trong quá trình vận hành.

M1 Abrams được trang bị động cơ tuabin khí, mang lại ưu điểm về thời gian khởi động và chuyển trạng thái chiến đấu của chúng được rút ngắn đáng kể so với động cơ diesel. Điểm yếu lớn nhất của động cơ tuabin khí là tốn nhiên liệu gấp nhiều lần so động cơ diesel.

Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Laura Cooper từng thừa nhận xe tăng Abrams "uống xăng như nước", với mức tiêu thụ trung bình khoảng 376 lít nhiên liệu cho 100 km.

Quân đội Mỹ thường sử dụng nhiên liệu máy bay phản lực để vận hành xe tăng Abrams, còn các nước khác dùng dầu diesel giá rẻ hơn.

Chuyên gia quân sự Mỹ David Axe cho biết: "Không có bằng chứng nào cho thấy dầu diesel hạn chế khả năng hoạt động của xe tăng M1. Quân đội Ukraine sẽ sử dụng dầu diesel tương tự xe tăng khác trong biên chế nhằm đơn giản hóa yêu cầu hậu cần".

Tuy nhiên theo David Axe, vấn đề lớn nhất với 31 xe tăng M1 Abrams của Ukraine không phải động cơ tuabin khí 1.500 mã lực, mà là hệ thống lọc gió của nó.

"Bộ phận lọc gió này chịu trách nhiệm ngăn cát bụi và bùn đất lọt vào động cơ rất tinh xảo của những chiếc Abrams. Đây có thể sẽ là điều khiến Ukraine đau đầu trong thời gian tới", David Axe nói.

Sau mỗi 12 tiếng hoạt động, kíp lái Abrams phải vít ga, tăng công suất động cơ để kích hoạt hệ thống phun khí qua lọc gió, đẩy bùn đất và dị vật khỏi cửa hút khí động cơ. Nếu không làm sạch lọc gió, động cơ tuabin khí có thể hư hỏng đến mức đơn vị vận hành phải tháo cả động cơ và hộp số để đưa về nhà máy khắc phục.

"Nhà máy bảo dưỡng xe tăng Abrams cho Ukraine đang đặt tại Ba Lan. Việc tháo động cơ để sửa chữa sẽ loại bỏ những chiếc M1 Abrams hiếm hoi của Kiev khỏi vòng chiến, không khác gì mìn chống tăng hay tên lửa dẫn đường", chuyên gia Mỹ cảnh báo.

Trước khi đến Ukraine, binh sĩ Mỹ thường xuyên phàn nàn về độ tin cậy của xe tăng M1 Abrams, trong đó bơm dầu không ổn định và cát bụi thường xuyên lọt vào động cơ, nhất là khi tác chiến trên sa mạc. Hệ thống phun khí làm sạch lọc gió được lục quân Mỹ phát triển nhằm khắc phục tình trạng này.

Việc cần thiết phải giữ vệ sinh cho Abrams cũng được cựu tướng Lục quân Mỹ Mark Hertling cảnh báo:

"Hệ thống hoạt động rất ổn, miễn là tổ lái tuân thủ chặt chẽ thời gian biểu làm vệ sinh lọc gió, ngay cả khi họ đang bị công kích. Nếu tổ lái phạm sai lầm, điều chắc chắn sẽ xảy ra trong thực tế, họ sẽ phá hỏng động cơ trị giá cả triệu USD của chiếc xe tăng mà không thể sửa chữa trên chiến trường".

Khó tồn tại

Cùng với đòi hỏi nghiêm ngặt khi vận hành, tờ Business Insider của Mỹ còn cho rằng, ngày nay, xe tăng chủ lực M1 Abrams không phải là lựa chọn linh hoạt hoặc thành công nhất để sử dụng ở tiền tuyến khi đối đầu với các đối thủ mạnh.

"M1 Abrams sẽ không thống trị chiến trường. Tất cả các ưu điểm như tính cơ động, hỏa lực và vỏ giáp đã trở nên lạc hậu khi phải đối đầu với những vũ khí diệt tăng hàng đầu của Nga hiện nay", báo Mỹ viết.

Như vậy, xe tăng chiến đấu của Mỹ rất dễ bị tấn công bằng máy bay không người lái và pháo 125 mm xe tăng T-90 Nga. Hơn nữa, chiếc xe tăng nặng đến 70 tấn này không có tính cơ động về mặt chiến lược.

Tờ Business Insider tóm tắt lại, Abrams không những không mang lại lợi thế trên chiến trường mà còn có thể trở thành mối đe dọa thực sự cho chính tổ lái của xe.

Clip UAV Kamikaze Nga tấn công xe tăng Leopard 2A4 của Ukraine.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Loài khỉ Jigokudani ngâm mình trong nước nóng vào mùa Đông.

Động vật tránh rét như thế nào?

GD&TĐ - Đào hang, tắm suối nước nóng, 'sống chậm' là những cách giúp các loài động vật chống chọi với cái rét khắc nghiệt trong tự nhiên.

Công ty TNHH DIGI TEXX Việt Nam ký kết Biên bản ghi nhớ với các Trung tâm GDNN - GDTX trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Ảnh: CTV

Trung tâm GDTX - GDNN: Vực dậy cách nào?

GD&TĐ - Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo… là những giải pháp căn cơ để các trung tâm GD nghề nghiệp - GD thường xuyên tồn tại và phát triển bền vững.

Rashford công khai đòi rời Man Utd

Rashford công khai đòi rời Man Utd

GD&TĐ - Marcus Rashford tuyên bố "sẵn sàng cho thử thách mới" sau khi bị gạch tên khỏi trận Man Utd thắng Man City 2-1 ở vòng 16 Ngoại hạng Anh.

Học sinh Trường PTDTBT Tiểu học xã Nậm Ban, Mèo Vạc (Hà Giang). Ảnh minh họa: Nguyễn Lâm

Nỗi sợ của người thầy!

GD&TĐ - Bao giờ các bậc thầy cô giáo mới được quyền giáo dục con trẻ như chính cha mẹ giáo dục con cái “thương cho roi cho vọt”...

Trà từ lõi ngô của nhóm sinh viên Đại học Duy Tân.

Sinh viên chế biến trà từ lõi ngô

GD&TĐ - Trà từ lõi ngô thơm ngon, giàu chất oxy hóa, vị ngọt thanh, không sinh năng lượng, tốt cho người tiểu đường, người ăn kiêng là sản phẩm của nhóm SV ĐH Duy Tân.