Vũ khí bị cướp biến thành kho vũ khí của khủng bố

GD&TĐ - Các nhóm khủng bố tận dụng vũ khí cướp được từ quân đội châu Phi để mở rộng ảnh hưởng và gây bất ổn khu vực Sahel.

Các chỉ huy quân đội Nigeria kiểm tra vũ khí thu giữ được từ Boko Haram. Ảnh: AFP/GETTY IMAGES
Các chỉ huy quân đội Nigeria kiểm tra vũ khí thu giữ được từ Boko Haram. Ảnh: AFP/GETTY IMAGES

Báo cáo mới của tổ chức Conflict Armament Research (CAR) cho thấy, các nhóm khủng bố Hồi giáo cực đoan tại khu vực Sahel, gồm Boko Haram và Nhà nước Hồi giáo Tây Phi (ISWAP), đang sử dụng vũ khí thu được từ các cuộc tấn công vào quân đội châu Phi để thực hiện thêm nhiều hành vi bạo lực.

Một ví dụ đáng chú ý xảy ra vào tháng 3/2025, khi các phần tử ISWAP sử dụng máy bay không người lái (drone) gắn chất nổ để tấn công một căn cứ quân sự tại thị trấn Wulgo, đông bắc Nigeria, khiến 12 binh sĩ Cameroon thiệt mạng và 10 người khác bị thương.

Các binh sĩ này thuộc Lực lượng đặc nhiệm chung đa quốc gia (Multinational Joint Task Force) đang hoạt động chống khủng bố trong khu vực.

Sau vụ tấn công, ISWAP đã công bố hình ảnh các thiết bị quân sự như drone, đạn và súng máy mà chúng thu được từ căn cứ.

Vũ khí quân đội trở thành vòng xoáy bạo lực

Theo CAR, ít nhất 20% số vũ khí thu giữ từ các nhóm khủng bố trong giai đoạn 2014–2023 từng thuộc sở hữu của quân đội các quốc gia như Burkina Faso, Tchad, Bờ Biển Ngà, Liberia, Libya, Mali, Niger và Nigeria.

Các loại vũ khí phổ biến gồm súng trường tấn công, súng máy, súng cối và súng phóng lựu.

Ông Matthew Steadman – đồng tác giả báo cáo – nhận định với hãng AFP rằng: “Khi khủng bố trở nên mạnh hơn, chúng chiếm được nhiều vũ khí hơn và khả năng tấn công cũng tăng theo cấp số nhân.”

Báo cáo cũng chỉ ra rằng phần lớn đạn dược thu được từ các nhóm này là loại dùng trong quân đội và phần lớn được sản xuất trong vòng một thập kỷ trước khi bị thu giữ.

Một phần trong số đó được cung cấp hợp pháp cho các lực lượng vũ trang trong khu vực trước khi bị chuyển nhượng trái phép.

CAR phát hiện rằng các nhóm khủng bố không thường xuyên chia sẻ vũ khí với nhau, ngay cả khi chúng có cùng hệ tư tưởng.

Tuy nhiên, có trường hợp các nhóm đối đầu như Jama’at Nusrat al-Islam wal-Muslimin (JNIM) và IS Sahel Province (ISSP) lại sử dụng cùng loại vũ khí. Điều này cho thấy chúng có thể tiếp cận các nguồn cung tương tự.

Một lượng nhỏ vũ khí (khoảng 7%) có nguồn gốc từ Libya thời hậu Gaddafi, chủ yếu được mua qua chợ đen địa phương thay vì các nguồn cung từ xa.

CAR cảnh báo việc buôn bán vũ khí thu được để đổi lấy vàng trong các khu vực khai thác vàng thủ công đang phát triển nhanh chóng có thể làm lan rộng mạng lưới vũ khí trái phép vượt ra ngoài các nhóm khủng bố.

Theo Eurasiareview

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa INT.

Vun bồi lòng biết ơn qua lễ tri ân

GD&TĐ - Đã có những giọt nước mắt của sự thấu hiểu, tình yêu thương và lòng tri ân sâu sắc lặng lẽ rơi trên gương mặt của học sinh, phụ huynh và cả thầy, cô giáo ở các lễ tri ân và trưởng thành những ngày qua.

Lễ tri ân và trưởng thành của học sinh lớp 12 Trường THPT chuyên Hoàng Lê Kha (TP Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh). Ảnh: INT

Lễ tri ân gửi gắm yêu thương

GD&TĐ - Lễ tri ân là nghi thức trưởng thành mà thầy cô gửi gắm yêu thương để học sinh bước vào chặng đường mới trên con đường học tập và rèn luyện.

Nữ golf thủ Mỹ 'đốt cháy' bãi biển

Nữ golf thủ Mỹ 'đốt cháy' bãi biển

GD&TĐ - Nữ golf thủ hàng đầu thế giới Nelly Korda 'bùng nổ' với loạt ảnh bikini đầy quyến rũ trong ấn phẩm áo tắm Sports Illustrated Swimsuit năm 2025.