VietinBank huy động hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu

GD&TĐ - Mục đích của phát hành trái phiếu năm 2022 là để VietinBank tăng quy mô vốn hoạt động, tăng vốn cấp 2 đồng thời thực hiện cho vay nền kinh tế.

Nợ xấu của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) tăng.
Nợ xấu của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) tăng.

Huy động hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu

Theo dữ liệu của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA tổng hợp) tổng hợp từ HNX và SSC, tính đến ngày 30/09/2022, có tổng cộng 25 đợt phát hành riêng lẻ trái phiếu doanh nghiệp trong nước với tổng giá trị phát hành là 15.363 tỷ đồng trong tháng 9/2022.

Nhóm ngân hàng vẫn dẫn đầu với tổng giá trị phát hành 9.623 tỷ đồng trong đó Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank – mã CTG) phát hành nhiều nhất với giá trị 3.090 tỷ đồng.

Được biết, Hội đồng quản trị VietinBank đã thông qua Nghị quyết hồi tháng 4 về việc phê duyệt phương án phát hành tổng thể trái phiếu tăng vốn cấp 2 (trái phiếu thứ cấp) theo hình thức riêng lẻ năm 2022. Theo đó, ngân hàng này dự định tổ chức 20 đợt phát hành riêng lẻ trong năm nay, với tổng giá trị trái phiếu phát hành tối đa là 15.000 tỷ đồng. Trái phiếu này có kỳ hạn từ 6 đến 15 năm.

VietinBank cho biết lãi suất được tính cố định hoặc thả nổi hoặc có thể kết hợp giữa hai loại lãi suất này. VietinBank sẽ quyết định lãi suất cụ thể đối với mỗi đợt phát hành trên cơ sở tình hình thị trường tại thời điểm phát hành và phù hợp với quy định về lãi suất của Ngân hàng Nhà nước.

Mục đích của việc phát hành trái phiếu năm 2022 là để VietinBank tăng quy mô vốn hoạt động, tăng vốn cấp 2 đồng thời thực hiện cho vay nền kinh tế. Trái phiếu được phát hành là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản đảm bảo và thỏa mãn các điều kiện để tính vào vốn cấp 2.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý II, tổng tài sản của VietinBank tính đến 30/6 đạt 1,69 triệu tỷ đồng, tăng 10,4% so với đầu năm. Tiền mặt ghi nhận có 9.828 tỷ đồng, giảm 13,3%, tiền gửi Ngân hàng Nhà nước tăng 7,6% lên hơn 25.161 tỷ đồng, tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng tăng 26% lên 188.405 tỷ đồng. Cho vay khách hàng tăng 9,5% so với đầu năm lên hơn 1,23 triệu tỷ đồng, dự phòng rủi ro cho vay khách hàng theo đó cũng tăng 22,6% lên 31.621 tỷ đồng.

Về nguồn vốn, tiền gửi khách hàng của VietinBank ghi nhận 1,2 triệu tỷ đồng, tăng gần 4% so với đầu năm. Phát hành giấy tờ có giá tăng 1,5% lên 65.446 tỷ đồng, quỹ của các tổ chức tín dụng tương đương với đầu năm ở mức 13.658 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 30.625 tỷ đồng, tăng 42,5%.

Về kết quả kinh doanh,

VietinBank ghi nhận thu nhập lãi thuần đạt 11.972 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2021. Trong kỳ, VietinBank trích lập hơn 5.883 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, giảm 17%. Sau khi trừ đi chi phí dự phòng 4.272 tỷ đồng, xấp xỉ với cùng kỳ, ngân hàng báo lãi trước thuế đạt 5.785 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với cùng kỳ.

Trong quý II, hoạt động dịch vụ báo lãi 1.560 tỷ đồng tăng 15%. Hoạt động ngoại hối lãi 813 tỷ đồng, tăng gần 58%. Hoạt động chứng khoán đầu tư ghi nhận lãi đột biến so với cùng kỳ ở mức 238,6 tỷ đồng, tăng hơn 10,8 lần.

Chiều ngược lại, hoạt động mua bán chứng khoán ghi nhận lỗ 7,4 tỷ đồng, trong khi cùng quý II/2021 lãi 72 tỷ đồng. Hoạt động khác cũng ghi nhận lợi nhuận giảm 2% so với cùng kỳ xuống 1.111 tỷ đồng.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, VietinBank báo lãi 11.607 tỷ đồng, tăng 7% so với nửa đầu năm 2021, tương đương gần 60% kế hoạch năm. Trong đó, thu nhập thuần bán niên đạt 22.118 tỷ đồng, tăng 3%.

Hoạt động kinh doanh ngoại hối đạt 1.597 tỷ đồng, tăng 86%, Hoạt động khác lãi gần 3.000 tỷ đồng, tăng 90%. Hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh lãi 49 tỷ đồng, giảm 80%. Hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư lãi 5,8 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 88 tỷ đồng.

Năm 2022, VietinBank đặt mục tiêu tổng tài sản tăng trưởng từ 5% - 10%, lợi nhuận trước thuế riêng lẻ tăng 15% so với thực hiện năm trước. Dư nợ tín dụng tăng trưởng theo phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước. So với kế hoạch này, ngân hàng đã thực hiện được 57% mục tiêu lợi nhuận sau nửa năm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân cao huyết áp nên ăn ít muối. (Ảnh: ITN)

Những cách tự nhiên giúp hạ huyết áp

GD&TĐ - Khi già đi, chúng ta cần đặc biệt chú ý đến huyết áp. Theo giới chuyên gia, chế độ ăn uống chắc chắn có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.