Vietcombank: Lợi nhuận giảm, thêm nợ xấu

Vietcombank: Lợi nhuận giảm, thêm nợ xấu

Mức giảm lợi nhuận 11,2% so với cùng kỳ 2019, nợ xấu tăng. Vietcombank chưa báo cáo giải trình theo quy định của Bộ Tài chính về vấn đề này.

Lợi nhuận sau thuế giảm 11,2%

Các chỉ tiêu về tăng trưởng huy động - cho vay, kết quả lợi nhuận, biến động chi phí hoạt động và chất lượng tài sản cho vay được đặc biệt quan tâm trong báo cáo tài chính vừa được Vietcombank công bố.

Các dữ liệu trong báo cáo ghi nhận trong 3 tháng đầu năm nay, dư nợ cho vay khách hàng tại ngân hàng đạt 739.956 tỷ đồng. Đạt mức tăng 2,1% so với con số dư nợ 724.290 tỷ đồng hồi cuối năm 2019. Hoạt động huy động vốn tại ngân hàng vẫn duy trì chiều hướng tăng trưởng. Dù lượng tiền gửi của khách hàng tại Vietcombank chỉ tăng nhẹ 0,6%. Từ con số 928.450 tỷ đồng cuối năm 2019 lên 934.048 tỷ đồng vào ngày kết thúc kỳ báo cáo quý I/2020.

Dữ liệu được quan tâm nhiều nhất trong báo cáo tài chính của Vietcombank là con số lợi nhuận cuối kỳ bởi trong nhiều năm trở lại đây, đây là ngân hàng liên tục dẫn đầu hệ thống về mức lãi hàng năm với mục tiêu được ông Nghiêm Xuân Thành - Chủ tịch HĐQT Vietcombank nhắc tới nhiều lần là đích nhắm “1 tỷ đô” lợi nhuận.

Song nếu so với con số 4.710 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế đạt được trong quý I/2019, lợi nhuận của Vietcombank có dấu hiệu giảm tốc rõ rệt khi chỉ ghi nhận 4.182 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế sau 3 tháng đầu năm 2020. Giảm 11,2% so với cùng kỳ năm trước.

Nhiều khoản giảm lãi, chi phí tăng vọt

Hàng loạt chỉ tiêu lãi thuần quan trọng giảm mạnh. Trong khi đó, nhiều chỉ tiêu về chi phí tài chính, hoạt động tăng vọt trong báo cáo tài chính quý I/2020 so với cùng kỳ 2019. Những chỉ tiêu này phần nào lý giải vì sao lợi nhuận của Vietcombank giảm sút trong các tháng đầu năm nay.

Trong số này, có thể thấy rõ, thay vào con số lãi thuần 65,8 tỷ đồng từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh của quý I/2019 là con số lỗ 54,4 tỷ đồng trong quý I/2020. Tương tự, trong khi thu nhập từ hoạt động khác giảm 54 tỷ đồng so với cùng kỳ, chi phí cho hoạt động khác lại tăng vọt từ 31,9 tỷ đồng lên 105,6 tỷ đồng trong quý I/2020. Nó khiến lãi thuần từ hoạt động này tại Vietcombank giảm 127 tỷ đồng so với cùng kỳ. Xuống còn 1.039,2 tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm nay.

Khoản mục thu nhập từ góp vốn và mua cổ phần tại Vietcombank cũng giảm từ 39,1 tỷ đồng cùng kỳ xuống còn 31,6 tỷ đồng trong quý I/2020.

Ngược lại, rất nhiều khoản chi phí có dấu hiệu tăng rất mạnh tại Vietcombank tác động lớn tới kết quả lợi nhuận của ngân hàng. Như chi phí hoạt động tăng từ 4.383,6 tỷ đồng trong quý I/2019 lên 4.910,2 tỷ đồng trong quý đầu năm 2020. Thậm chí, khoản chi cho dự phòng rủi ro tín dụng trong kỳ cũng tăng vọt từ 1.505,8 tỷ đồng lên 2.152,4 tỷ đồng, tương đương mức tăng tới 42,9%.

Dấu hiệu tăng mạnh chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trong 3 tháng đầu năm khiến sự chú ý của giới đầu tư và thị trường đổ dồn vào chất lượng vốn cho vay tại ngân hàng Vietcombank. Bản thuyết minh báo cáo tài chính của Vietcombank cho thấy, cho đến nay, dư nợ cho vay tổ chức kinh tế và cá nhân trong nước vẫn chiếm chủ yếu. Nó lên tới 747.106 tỷ đồng trong tổng dư nợ cho vay 754.505 tỷ đồng của ngân hàng vào cuối tháng 3/2020.

Tuy nhiên, tổng số dư các nhóm nợ xấu của Vietcombank bắt đầu có xu hướng tăng trở lại từ mức 5.803,8 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 0,79%) vào cuối năm 2019 lên 6.191,3 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 0,82%) tại thời điểm ngày 31/3. Trong số này, nhóm nợ xấu dưới tiêu chuẩn và nợ xấu nghi ngờ có số dư lần lượt tăng thêm 216,8 tỷ đồng và 250 tỷ đồng so với thời điểm ngày 31/12/2019.

Theo quy định của Bộ Tài chính về công bố thông tin của công ty niêm yết tại Thông tư 155/2015, các ngân hàng thương mại niêm yết trên sàn chứng khoán sẽ phải có văn bản giải trình gửi lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán nơi đăng ký niêm yết về các nguyên nhân khiến lợi nhuận sau thuế thay đổi từ 10% trở lên so với báo cáo cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện nay, Vietcombank mới tạm thời công bố trên website www.vietcombank.com.vn các báo cáo tài chính riêng lẻ, cũng như báo cáo tài chính hợp nhất của quý I/2020 mà chưa thấy báo cáo giải trình theo quy định của Bộ Tài chính.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Những ngày tháng Bảy, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn tiếp đón hàng chục đoàn du khách từ khắp nơi tìm về mỗi ngày, trong đó có nhiều đoàn học sinh cùng thầy cô giáo. Ảnh minh họa: ITN

Cảm thụ văn học: Khúc tráng ca bất tử

GD&TĐ - Với lòng xúc động và cảm kích về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ, nhà thơ Vương Trọng đã sáng tác “Khúc tưởng niệm liệt sĩ Truông Bồn”...

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...