Việt Nam xuất hiện "siêu mặt trăng"

Việt Nam xuất hiện "siêu mặt trăng"

Hôm qua 18/3, Hội Thiên văn Vũ trụ Việt Nam cho biết: Mặt trăng sẽ xoay quanh trái đất gần nhất trong 18 năm qua, với khoảng cách 356.577km. Mặt trăng sẽ trở nên to hơn, chiếu sáng hơn, người ta gọi hiện tượng này là “siêu mặt trăng”. “Siêu mặt trăng” sẽ diễn ra vào ngày hôm nay 19/3 (tức rằm, ngày 15/2 âm lịch).

Theo Hội Thiên văn Vũ trụ Việt Nam, hiện tượng này được giải thích là, mặt trăng quay quanh trái đất theo hình elíp. Vì thế, trong mỗi chu kì quĩ đạo, có lúc mặt trăng ở rất xa trái đất (viễn điểm) có lúc lại ở rất gần trái đất (cận điểm) chứ không phải là hiện tượng bất thường.

(Ảnh minh họa: Internet)
(Ảnh minh họa: Internet)

Điều khác là, trong chu kì lần này, mặt trăng đã đi qua viễn điểm vào ngày 6/3 (khoảng cách tới trái đất là 406.583km), vào ngày 19/3 nó sẽ đi qua cận điểm (có lúc khoảng cách chỉ có 356.575km). Quĩ đạo mặt trăng không trùng với chu kì tháng, nên mặt trăng đi vào cận điểm không cố định một ngày trong tháng. Lần này, ngày cận điểm này trùng với ngày trăng rằm (hiện tượng này xảy ra khoảng 413 ngày một lần). Ngày rằm là ngày quan sát được toàn bộ đĩa sáng của mặt trăng nên có thể thấy mặt trăng lớn nhất.

GS. Nguyễn Đình Xuyên, Viện Vật lý Địa cầu khẳng định, không có chuyện “siêu mặt trăng” gây sóng thần, động đất. Điểm tác động duy nhất của hiện tượng này là làm thủy triều thay đổi. Sự tác động của “siêu mặt trăng” là cực nhỏ, nhất là với Việt Nam. Các đới đứt gãy ở nước ta đều ở mức trung bình thấp, tác động của hiện tượng này ít gây ra xáo trộn và gần như là không đáng kể vì thế việc phòng chống động đất là chưa cần thiết.

Ông Nguyễn Đức Phường, thành viên Hội Thiên văn Vũ trụ Việt Nam cho biết: “Lực hút của mặt trăng rất nhỏ nên không ảnh hưởng tới cấu trúc địa tầng của trái đất vì thế không thể gây ra động đất, sóng thần như đồn thổi. Hiện tượng này cũng không gắn với bất cứ yếu tố tâm linh nào cũng như không gây ra bất kỳ ảnh hưởng xấu nào tới sức khỏe. Điểm tác động duy nhất của hiện tượng này là có thể làm thủy triều thay đổi”.

Theo TTVH

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.