Việt Nam vừa chính thức ký kết 2 hiệp định lịch sử với EU

GD&TĐ - Chiều nay (30/6), tại Văn phòng Chính phủ đã diễn ra lễ ký kết lịch sử giữa Việt Nam và EU về Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA) đã chính thức diễn ra. 

EVFTA và EVIPA là hai hiệp định lịch sử của Việt Nam ký kết với EU
EVFTA và EVIPA là hai hiệp định lịch sử của Việt Nam ký kết với EU

Chứng kiến sự kiện trên có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Bộ Môi trường kinh doanh, Thương mại và doanh nghiệp Romania, Đại diện Hội đồng EU Stefan-Radu Oprea và Cao ủy Thương mại EU Cecilia Malmstrom. 

Ngoài ra, còn có sự tham dự của lãnh đạo cấp cao khác của Việt Nam: Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh; Phó Chủ tịch quốc hội Uông Trung Lưu và tất cả các bộ trưởng, lãnh đạo các cơ quan ngang bộ; các đại sứ các nước thuộc Liên minh châu Âu.

Buổi lễ ký kết bao gồm hai hiệp định là Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA). Đây đều là những thỏa thuận tiêu chuẩn và tham vọng cao nhất từng được ký kết giữa EU và một quốc gia đang phát triển dựa trên quy định pháp luật. Ngay khi EVFTA có hiệu lực, Việt Nam sẽ xóa bỏ 65% thuế nhập khẩu đối với hàng xuất khẩu từ EU. Các dòng thuế còn lại sẽ được dỡ bỏ dần trong 10 năm tới và 99% thuế quan đánh vào hàng hóa giao thương giữa hai phía sẽ được xóa bỏ.

Tại buổi ký kết, ông Trần Tuấn Anh - Bộ trưởng Công Thương cho biết sau lễ ký kết, hai bên sẽ có phải đi qua một chặng đường dài để cả hai hiệp định được phê chuẩn và đi vào thực chất. Ông Nguyễn Chí Dũng - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư cũng nói rõ hơn về các lĩnh vực sẽ nhận tác động tích cực từ hai hiệp định EVFTA và EVIPA.

Trong khi đó, Cao ủy Thương mại EU Cecilia Malmstrom cho biết, hai hiệp định là thành quả rất lớn, quá trình đàm phán rất dài, và giờ đây việc có thể đặt bút ký hiệp định quan trọng này chính là một mốc son đặc biệt trong quan hệ giữa hai bên. Hiệp định này không chỉ giúp hai bên hợp tác phát triển về kinh doanh mà còn giúp phát triển một cách bền vững thông qua các quy định bảo vệ, bảo hộ từ cả hai phía.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.