Việt Nam thực hiện Công ước 2005 của UNESCO giai đoạn 2020-2023

GD&TĐ - Việt Nam là quốc gia tích cực tham gia vào quá trình đàm phán, ra đời Công ước, cũng là 1 trong những quốc gia sớm phê chuẩn Công ước vào tháng 7/2007.

Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam Jonathan Baker chia sẻ tại hội thảo.
Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam Jonathan Baker chia sẻ tại hội thảo.

Ngày 4/6, tại Hà Nội, Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam và Văn phòng UNESCO tại Hà Nội tổ chức Hội thảo tham vấn các bên liên quan về Báo cáo quốc gia Việt Nam thực hiện Công ước 2005 của UNESCO giai đoạn 2020-2023.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Cục Trưởng Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) TS. Nguyễn Phương Hòa cho biết: "Công ước UNESCO 2005 về Bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa là một công cụ pháp lý quốc tế trao cho các quốc gia chủ quyền ban hành các chính sách văn hóa, tăng cường hợp tác quốc tế để tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển đa dạng của các biểu đạt văn hóa".

Cục Trưởng Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) TS Nguyễn Phương Hòa phát biểu khai mạc Hội thảo.

Cục Trưởng Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) TS Nguyễn Phương Hòa phát biểu khai mạc Hội thảo.

Việt Nam là quốc gia tích cực tham gia vào quá trình đàm phán, ra đời Công ước và cũng là một trong những quốc gia sớm phê chuẩn Công ước vào tháng 7/2007 ngay sau khi Công ước có hiệu lực. Kể từ khi tham gia Công ước đến nay, Việt Nam luôn thể hiện vai trò chủ động, tích cực với hai lần trúng cử thành viên Ủy ban Liên chính phủ Công ước và hiện đang đảm nhận vai trò Phó Chủ tịch Uỷ ban Liên Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2025.

Tham dự Hội thảo về phía quốc tế có ông Jonathan Baker, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam; ông Marco Della Seta, Đại sứ Italia tại Việt Nam; ông Piere du Ville, Trưởng Đại diện Phái đoàn Wallonie-Bruxelles (Bỉ) tại Việt Nam; ông Choi Seung Jin, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam cùng đại diện Đại sứ quán Pháp, Đại sứ quán Ấn Độ và Hội đồng Anh…

Việt Nam là quốc gia tích cực tham gia vào quá trình đàm phán, ra đời Công ước và cũng là 1 trong những quốc gia sớm phê chuẩn Công ước vào tháng 7.2007, ngay sau khi Công ước có hiệu lực. Kể từ khi tham gia Công ước đến nay, Việt Nam luôn thể hiện vai trò chủ động, tích cực với hai lần trúng cử thành viên Ủy ban Liên chính phủ Công ước và hiện đang đảm nhận vai trò Phó Chủ tịch Uỷ ban Liên Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Về nghĩa vụ thành viên, Điều 9 của Công ước 2005 về Chia sẻ thông tin và sự minh bạch quy định các quốc gia thành viên có trách nhiệm cung cấp các thông tin phù hợp trong báo cáo định kỳ 4 năm/lần cho UNESCO về các biện pháp thực hiện để bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa trong lãnh thổ của mình và ở cấp quốc tế”.

Báo cáo định kỳ của các quốc gia là nguồn tư liệu quan trọng để UNESCO xây dựng Báo cáo Toàn cầu về việc thực hiện Công ước 2005 và đặc biệt để các quốc gia chia sẻ các bài học kinh nghiệm và các thực hành tốt trong việc thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa INT.

Môn học công cụ

GD&TĐ - Theo kết quả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm học 2024 - 2025, Hà Nội vẫn dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh đoạt giải.