Việt Nam đã loại trừ bệnh giun chỉ bạch huyết

GD&TĐ - Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới đã trao chứng nhận loại trừ bệnh giun chỉ bạch huyết cho Việt Nam, Palau, Wallis và Futuna, nâng tổng số nước đã công bố loại trừ bệnh này trong khu vực lên 11. Đây là lần thứ 2 Việt Nam được công nhận loại trừ một bệnh truyền nhiễm tiếp theo công bố loại trừ bệnh bại liệt vào năm 2000.

Bà Trần Thị Giáng Hương, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế nhận chứng chỉ
Bà Trần Thị Giáng Hương, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế nhận chứng chỉ

Hoạt động loại trừ bệnh giun chỉ bạch huyết ở Việt Nam đã nhận được hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới từ năm 2001. Việt Nam cũng đã lựa chọn 6 huyện trọng điểm để đưa vào chương trình giám sát và điều trị toàn dân, đó là Bình Lục (Hà Nam), Phù Cừ (Hưng Yên), Khánh Vĩnh, Diên Khánh, Ninh Hoà (Khánh Hoà) và Bác Ái (Ninh Thuận). Giai đoạn từ 2002 - 2008, tại các huyện trọng điểm đã tiến hành 5 vòng điều trị toàn dân liên tiếp bằng Diethylcarbamazine phối hợp với Albendazole với tỷ lệ uống thuốc đạt trên 65% dân số. Bên cạnh đó, các hoạt động tập huấn nâng cao năng lực chăm sóc cho bệnh nhân có biến chứng phù voi cũng đã được tiến hành. Công tác giám sát bệnh giun chỉ bạch huyết đã được thực hiện trên toàn quốc.

Phát biểu về vấn đề này Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh: “Trước đây, Việt Nam là nước có lưu hành bệnh giun chỉ bạch huyết với hàng triệu người dân sống trong vùng nguy cơ. Với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới và các đối tác, sự nỗ lực của hệ thống y tế từ Trung ương đến địa phương, đến nay Việt Nam đã đạt được mục tiêu loại trừ bệnh giun chỉ bạch huyết như một vấn đề sức khoẻ cộng đồng. Việt Nam cam kết sẽ tiếp tục tiến hành các bước giám sát đánh giá sau khi được công nhận loại trừ theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới để duy trì được thành quả trên”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.