Viễn cảnh nào kinh tế năm 2023?

GD&TĐ - 2022 từng được giới chuyên gia nhận định là năm phục hồi của nền kinh tế thế giới sau đại dịch Covid-19.

Minh họa/INT
Minh họa/INT

Trái ngược với kỳ vọng, năm nay đánh dấu cuộc xung đột Nga - Ukraine, kéo theo đó là lạm phát lên cao kỷ lục cùng các thảm họa về khí hậu. Vì lẽ đó, “đa khủng hoảng” là thuật ngữ dùng để miêu tả năm nay.

Chưa dừng lại ở đó, các nhà kinh tế học nhận định thế giới cần đối mặt với năm 2023 tiếp tục chìm trong ảm đạm. Ngày 5/12, Cơ quan xếp hạng tín nhiệm quốc tế Fitch Ratings đã hạ dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2023 từ 1,7% xuống 1,4%.

Cơ quan này cũng giảm dự báo tăng trưởng của một số nền kinh tế hàng đầu thế giới. Đơn cử, dự báo tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ năm 2023 giảm từ 0,5% xuống 0,2% do nước này tăng việc thắt chặt chính sách tiền tệ. Còn dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc năm 2023 cũng giảm từ 4,5% xuống 4,1%.

Về khu vực đồng tiền chung euro (Eurozone) năm 2023, Fitch Ratings dự đoán mức tăng trưởng sẽ tăng nhẹ từ 0,1% lên 0,2%. Tuy nhiên, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể sẽ tăng lãi suất mạnh hơn, khủng hoảng thiếu khí đốt tại khu vực này thêm trầm trọng.

Tương tự, Bloomberg dự đoán năm 2023, các quốc gia đang phát triển như Sri Lanka, Pakistan sẽ rơi vào tình trạng nợ chồng chất. Dự đoán lãi suất cơ bản của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc giảm từ 3,75% xuống 3,5% còn Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ giảm từ 6,75% xuống 6,25%.

Trước đó, trong báo cáo công bố cuối tháng 10/2022, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cảnh báo kinh tế thế giới trong năm 2023 sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề hơn so với dự báo trước đó do tác động từ cuộc xung đột Nga – Ukraine. Triển vọng tăng trưởng của hầu hết các quốc gia trong nhóm cũng giảm, trừ Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia và Anh.

Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng gây ra bởi biến đổi khí hậu cũng được cho là sẽ gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế thế giới. Theo công ty bảo hiểm Swiss Re, các thảm họa tự nhiên và nhân tạo đã gây thiệt hại 268 tỷ USD cho nền kinh tế thế giới năm 2022. Chỉ riêng cơn bão Ian, Mỹ, đã gây thiệt hại khoảng 50 – 65 tỷ USD.

Tuy nhiên, giữa bức tranh chung ảm đạm vẫn có điểm sáng, đáng chú ý là nghiêng về các quốc gia châu Á. Theo dự báo tăng trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), vào năm 2023, các nền kinh tế mới nổi tăng tốc trong khi những nền kinh tế vững chắc sẽ gặp khó khăn.

Đồng tình với dự đoán trên, các chuyên gia tại tổ chức kinh tế Societe Generale, phân tích: “Các chỉ số sản xuất mới nhất cho thấy hoạt động công nghiệp tại các thị trường phát triển đang lao dốc mạnh mẽ. Ngược lại, hoạt động công nghiệp tại các thị trường mới nổi nhìn chung ổn định và hiện đang dao động gần ngưỡng phát triển”.

Nhìn chung, châu Á được hy vọng có thể trở thành khu vực tăng trưởng tích cực và trở thành “bệ đỡ” cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Quang cảnh Đại hội.

Chủ tịch Quốc hội dự Đại hội lần thứ nhất Đảng bộ Ủy ban Văn hóa và Xã hội

GD&TĐ - Chiều 11/5, tại Nhà Quốc hội, Đảng bộ Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội tổ chức Đại hội lần thứ Nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là Đại hội Đảng bộ cấp cơ sở đầu tiên của Đảng bộ Quốc hội. Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống LB Nga Vladimir Putin phát biểu với báo chí. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN.

Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Theo Đặc phái viên TTXVN, nhân dịp Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm thăm chính thức Liên bang Nga và tham dự Lễ Duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại từ ngày 8 - 11/5, Việt Nam và Liên bang Nga đã ra Tuyên bố chung.