Video: Siêu bão Rai đổ bộ Philippines với sức gió giật hơn 300km/h

GD&TĐ - Hàng nghìn người Philippines phải rời nhà và các khu nghỉ dưỡng ven biển đi sơ tán khi siêu bão Rai đổ bộ vào nước này hôm nay (16/12).

Nhân viên cứu hộ đưa người đi sơ tán.
Nhân viên cứu hộ đưa người đi sơ tán.

Siêu bão Rai (tên địa phương là Odette) có sức gió duy trì tối đa 195km/h khi đổ bộ vào đảo Siargao ở phía nam Thái Lan lúc 1:30 chiều nay. Theo hãng tin CNN, khi Rai đổ bộ vào đảo Siargao ở trung tâm bờ biển phía đông, nó duy trì sức gió 260km/h, giật hơn 300km/h.

Đây là cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Philipines trong năm nay. Ông Alberto Bocanegra, người đứng đầu Liên đoàn Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế ở Philippines cho biết, cơn bão này gây kinh hãi và có nguy cơ tấn công mạnh mẽ các cộng đồng ven biển.

“Chúng tôi rất lo ngại rằng biến đổi khí hậu đang làm cho các cơn bão dữ dội hơn và khó lường hơn” – ông nói.

Cục thời tiết cảnh báo những cơn gió “có sức tàn phá rất lớn” có thể gây ra “thiệt hại nặng nề đến rất nặng nề cho các công trình và thảm thực vật”, cùng với lũ lụt trên diện rộng và lở đất do mưa.

Người dân đi sơ tán
Người dân đi sơ tán

Các cơ quan thiên tai cho biết hơn 90.000 người đã tìm nơi trú ẩn khẩn cấp khi cơn bão tràn qua Thái Bình Dương. Việc sơ tán vẫn đang được tiến hành tại các khu vực nằm trong đường đi của bão.

Nhiều chuyến bay đã bị hủy và hàng chục cảng đã phải tạm thời đóng cửa vì lo ngại nguy cơ nước dâng cao vài mét có thể tạo ra “lũ lụt đe dọa tính mạng” ở các vùng trũng ven biển.

Siêu bão Rai dự kiến sẽ suy yếu một chút khi nó di chuyển qua khu vực Visayas, các đảo Mindanao và Palawan trước khi xuất hiện ở Biển Đông vào thứ 7 và hướng về Việt Nam.

Philippines được xếp hạng là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất thế giới trước tác động của biến đổi khí hậu. Nơi đây phải hứng chịu trung bình 20 cơn bão hàng năm, khiến mùa màng, cơ sở hạ tầng bị thiệt hại nặng nề.

Theo Bangkok Post/ CNN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...