Vì sao Ukraine thường bị phá hủy cả đoàn tăng thiết giáp?

GD&TĐ - Vì quá nặng, xe tăng phương Tây cấp cho Kiev chỉ chạy được trên đường quốc lộ, đường đất cứng nên dễ bị Nga theo dõi, phục kích.

Vì sao Ukraine thường bị phá hủy cả đoàn tăng thiết giáp?

Xe tăng Challenger 2 của Anh còn nhiều khiếm khuyết

Vào đầu năm nay, Anh là quốc gia phương Tây đầu tiên thông báo vận chuyển các xe tăng chiến đấu chủ lực cho nhu cầu của Lực lượng Vũ trang Ukraine. London quyết định cung cấp cho Kiev lô chiếc 14 xe tăng Challenger 2. Những chiếc xe đầu tiên của Anh đã đến Ukraine vào cuối tháng 1.

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace thậm chí còn khẳng định quyết tâm của chính quyền London trong việc hỗ trợ cho Kiev, với tuyên bố là “Anh sẵn sàng điều vô hạn xe tăng Challenger 2 tới Ukraine”, cho đến khi quân đội nước này giành được thắng lợi trước Nga.

Theo giới chức Kiev, sau khi hoàn thành khóa huấn luyện lính tăng ở Anh, Lực lượng Vũ trang Ukraine có thể sử dụng xe tăng Challenger 2 của Anh làm vũ khí tấn công chính. Chúng có thể thống lĩnh hơn 200 xe tăng và 300 xe chiến đấu bộ binh của Quân đội nước này trong chiến dịch phản công Quân đội Nga.

Tuy nhiên, giới cựu quan chức quân sự và các phương tiện truyền thông nước ngoài không mấy tin tưởng vào hiệu quả những chiếc xe tăng phương Tây như Challenger 2 và cho rằng, lô hơn 10 chiếc xe tăng Anh sẽ nhanh chóng biến mất trong cuộc xung đột Nga-Ukraine bởi sức mạnh của Nga và những khiếm khuyết tự thân chiếc xe tăng này.

Tạp chí Military Watch của Mỹ chỉ ra, một trong những thách thức của Challenger 2 là chiếc xe tăng này, không giống như các đối thủ hiện đại của phương Tây và Nga, vẫn sử dụng loại pháo nòng rãnh xoắn.

Điều này làm giảm đáng kể sức mạnh và độ chính xác của đạn dược, đồng thời hạn chế khả năng tương thích với các loại đạn được sử dụng cho các xe tăng chiến đấu của phương Tây khác như Leopard 2 của Đức, điều này có thể khiến nó nhanh chóng trở nên vô dụng trong trận chiến.

Về khả năng bảo vệ, xe tăng không có hệ thống bảo vệ chủ động nên không có cách nào ngăn chặn các loại đạn chống tăng từ xa. Ở hệ thống bảo vệ thụ động, mặc dù có tháp pháo bọc thép trông đẹp mắt, nhưng thân của Challenger 2 là giáp thép trơn không có vật liệu tổng hợp hoặc giáp phản ứng nổ nên chỉ trúng một quả đạn là đã biến thành đống sắt vụn.

Ngoài ra, xe tăng không có loại đạn nổ mạnh dùng để chống lại bộ binh, nó được trang bị thiết bị chụp ảnh nhiệt đã lỗi thời và quá nặng nề khi bảo dưỡng, nên nhiều khả năng Challenger 2 sẽ không thực sự giúp quân đội Ukraine chống lại quân đội Nga.

Trong bài viết mới nhất trên cổng thông tin InfoBRICS hôm 08/7, tác giả bài viết cho biết, các yêu cầu phức tạp do London đưa ra đối với Kiev trong việc bảo dưỡng xe tăng Challenger-2 khiến Quân đội Ukraine gần như không thể sử dụng chúng trên chiến trường.

Mũi đột kích biến thành cuộc diễu hành của đoàn tăng-thiết giáp

Theo bài viết trên cổng thông tin này, Anh hiện đang bày tỏ sự thất vọng và không hài lòng với cách Quân đội Ukraine sử dụng xe tăng Challenger-2, phàn nàn về những “bảo đảm an ninh” mà chính quyền Kiev đưa ra, là không đủ để bảo vệ những chiếc xe tăng “mong manh yếu đuối” của mình.

Theo bài viết, để bảo vệ những chiếc xe tăng của mình, Anh yêu cầu Quân đội Ukraine phải đảm bảo về việc Challenger-2 sẽ “không được sử dụng trong các hoạt động mạo hiểm”; ví dụ như thiếu sự yểm trợ hỏa lực từ trên không hoặc thiếu sự hỗ trợ hỏa lực mạnh của các phương tiện mặt đất khác...

Những yêu cầu oái oăm này khiến những chiếc xe tăng Challenger-2 trở thành thiết bị chiến đấu kỳ dị nhất của quân đội Ukraine. Và điều này cũng xảy ra đối với các loại xe tăng, thiết giáp khác của phương Tây bởi chúng đa phần không có hệ thống bảo vệ chủ động như ở các trang bị tương tự của Nga.

Ngoài ra, về nguyên tắc, thiết bị của phương Tây không nhằm mục đích chiến đấu trên địa hình tương tự như Ukraine, nên các phương tiện phải được bảo dưỡng và vận chuyển trong những điều kiện đặc biệt; tác chiến trong địa hình bằng phẳng, nền đất cứng…

InfoBRICS cho biết, những phương tiện bọc thép nhẹ hơn nhiều của Nga cũng gặp khó khăn khi di chuyển qua bùn thảo nguyên, khiến nó gần như không thể cơ động. Trong khi đó, các xe tăng do phương Tây sản xuất có kích thước lớn hơn và nặng hơn 30% so với các sản phẩm của Liên Xô.

Điều này buộc các xe tăng phương Tây như Challenger 2 trong Quân đội Ukraine phải di chuyển trên đường cứng, không thể di chuyển trên đường đất, băng cắt qua các địa hình bùn lầy, thảo nguyên; khiến khả năng thực hiện các đòn đánh bất ngờ, vu hồi, thọc sườn… là không thể thực hiện được.

Các xe tăng, thiết giáp khác của Ukraine có thể thực hiện đòn đánh này nhưng chúng lại phải tập trung bảo vệ cho các xe tăng phương Tây, khiến các mũi đột kích cơ giới gần như biến thành cuộc diễu hành của các đoàn xe thiết giáp Ukraine, làm cho chúng trở thành các mục tiêu dễ ngắm bắn.

Các phương tiện trinh sát của Nga chỉ cần bám chặt các tuyến đường quốc lộ, đường có nền đất cứng là có thể quan sát được các đoàn xe thiết giáp Ukraine để tiến hành gài mìn hoặc đặt các lực lượng phục kích hoặc sử dụng máy bay chiến đấu, UAV, pháo binh, trực thăng bẻ gãy các mũi đột kích thiết giáp của Quân đội Ukraine.

Ấn phẩm kết luận, với những hạn chế như trên, việc Ukraine được phương Tây viện trợ hàng trăm xe tăng chiến đấu chủ lực như Leopard 2, Challenger-2, M1 Abrams… không chỉ vô dụng về mặt quân sự đối với Kiev, mà còn mang đến thảm họa đối với những người lính Ukraine.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Ảnh minh họa/ITN.

Tránh học tập thụ động với ChatGPT

GD&TĐ - Việc học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài một cách thiếu động não, tư duy, bị trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, bị mất đi sự tự chủ là đáng lo ngại.