Gia Cát Lượng xuống núi theo Lưu Bị năm 27 tuổi, 14 năm làm Thừa tướng nước Thục và 27 năm sau thì chết vì lo lắng phiền muộn (kể từ khi xuống núi theo Lưu Bị).
Người ta nói rằng, tất cả những sự kiện trọng đại xảy ra trong đời Gia Cát Lượng đều liên quan tới con số 7. Đây hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên. Con số 7 là con số định mệnh đối với Gia Cát Lượng.
Xuất sơn năm 27 tuổi
Trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, sau khi thoát chết Lưu Bị vô tình chạy tới chỗ ở của Thủy Kính tiên sinh. Tại đây, Lưu Bị biết được Thủy Kính tiên sinh là người thấu tỏ trời đất trong thiên hạ, mong được Thủy Kính tiên sinh tiến cử hiền tài.
Thủy Kính tiên sinh nói “Ngọa Long, Phượng Sồ, được một trong hai có thể an thiên hạ”, Lưu Bị mới sốt sắng hỏi Ngọa Long, Phượng Sồ là ai thì Thủy Kính tiên sinh mỉm cười nói thiên cơ bất khả lộ.
Lưu Bị lại một lần nữa mạo muội mong được Thuỷ Kính tiên sinh hạ sơn trợ giúp nhưng Thủy Kính tiên sinh lấy cớ tuổi đã quá chiều, ngày tháng còn chẳng còn nhiều, chỉ muốn làm bạn với non xanh nước biếc.
Lưu Bị bàn thế sự Thủy Kính tiên sinh.
Cũng nhờ cơ duyên tại nhà Thủy Kính tiên sinh mà Lưu Bị gặp được Từ Thứ và sau này được Từ Thứ cho biết Ngọa Long, Phượng Sồ là ai, sau khi Từ Thứ đến với Tào Tháo, Lưu Bị tìm đến Long Trung để thỉnh cầu Gia Cát Lượng ra giúp nhưng hai lần đầu không gặp mãi đến lần thứ ba mới gặp được nên dân gian mới có điển tích "Lưu Bị tam cố thảo lư câu hiền".
Khi được Gia Cát Lượng nói kế sách định quốc an bang, Lưu Bị vô cùng kính phục, muốn mời Gia Cát Lượng xuống núi mưu tính đại sự. Gia Cát Lượng thấy Lưu Bị thật lòng cầu xin nên ông chấp nhận làm quân sư cho Lưu Bị. Năm đó Gia Cát Lượng mới có 27 tuổi chính thức bước vào vũ đài chính trị.
Việc Gia Cát Lượng trong sử liệu có mô tả một số tình tiết khác với Tam quốc diễn nghĩa nhưng đều tương đồng ở điểm Lưu Bị đã phải 3 lần đến Long Trung mời Gia Cát Lượng ra giúp.
Gia Cát Lượng đã trình bày Long Trung đối sách, được Lưu Bị khen hay, cuối Gia Cát Lượng xuống núi theo Lưu Bị. Lúc bấy giờ là năm 208, Lưu Bị 47 tuổi, Gia Cát Lượng chỉ mới 27 tuổi.
Lập đàn thất tinh
Trong Tam quốc diễn nghĩa hồi 104, năm Kiến Hưng thứ 12 nhà Thục Hán (tức năm 234), Gia Cát Lượng dẫn quân Bắc phạt, đóng quân ở Ngũ Trượng Nguyên.
Đó là thời điểm vào giữa mùa hạ, trời nóng bức, chiến cuộc lại không có nhiều tiến triển khiến Gia Cát Lượng rất lo lắng, ưu phiền chẳng bao lâu sau, cơ thể suy kiệt nhanh chóng cuối cùng thành bệnh, nằm liệt giường trong doanh trại.
Trong cuộc đời chinh chiến 27 năm, Gia Cát Lượng đã dùng tài trí của mình xoay đổi càn khôn, chuyển bại thành thắng, nhưng đối với vận mệnh của bản thân thì thường không xoay đổi được.
Gia Cát Lượng dù tài giỏi nhưng cũng không xoay đổi được vận mệnh của bản thân.
Trước khi mất, khi xem Thiên tướng, ông cũng biết được, vận mình đã hết nhưng vì muốn sống thêm 12 năm (1 giáp) nữa để phò tự nhà Hán thống nhất thiên hạ, nên Gia Cát Lượng đã lập đàn thất tinh, xin tuổi thọ.
Đàn thất tinh cần phải 7 ngày yên tĩnh không ai quấy rầy nhưng đến ngày thứ 6 vào thời khắc cuối cùng thì ngọn nến bản mệnh bị tắt do Ngụy Diên chạy vào trướng bị gió thổi vào. Khiến cho việc dâng sao giải hạn, mượn tuổi trời của Gia Cát Lượng bất thành, cuối cùng ông mất ở gò Ngũ Trượng.
Gia cát Lượng ngậm 7 hạt gạo trong miệng sau khi chết
Gia Cát Lượng chết vẫn hù được Tư Mã Ý.
Gia Cát Lượng cả đời cúc cung tận tụy, thậm chí khi biết bản thân không thể sống lâu được nữa, ông đã viết lại binh thư, kế sách, dặn dò di ngôn, chỉ vì muốn quân Thục có thể an toàn bảo trì lực lượng. Trước khi qua đời, Gia Cát Lượng viết tờ di biểu dâng lên hậu chủ, xong xuôi lại dặn dò Dương Nghi rằng:
“Sau khi ta chết không thể làm đám tang, phất cờ đánh trống, các ngươi hãy làm một cái bàn thờ lớn, để thi thể của ta ngồi ở trên, trong miệng ngậm 7 hạt gạo, dưới chân đặt một ngọn đèn sáng, trong quân cứ giữ vẻ yên ổn như thường, không được than khóc buồn bã.
Như vậy thì sao Tướng Tinh mới không rơi xuống, âm hồn ta tự khắc cũng nhấc lên được. Tư Mã Ý thấy sao Tướng Tinh không sa, tất nhiên sẽ không dám khinh cử vọng động, quân ta mới có thể âm thầm từng nhóm từng nhóm chậm rãi rút lui.
Nếu như Tư Mã Ý đuổi theo, ngươi nên dàn thành trận thế, quay cờ đánh trống trở lại, rồi đẩy xe có tượng gỗ của ta ra phía trước quân, lệnh cho tất cả tướng sĩ đứng dàn hai bên trái phải, Tư Mã Ý nhìn thấy, tất sẽ sợ hãi bỏ chạy”.
Gia Cát Lượng (181 - 234) tự Khổng Minh, hiệu Ngọa Long tiên sinh, là Thừa tướng của nhà Thục Hán thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông vẫn được người đời sau nhắc tới như một nhà chính trị, quân sự lỗi lạc nhưng đồng thời cũng là nhà phát minh, thầy phong thủy, tướng số có khả năng hô phong hoán vũ, nhìn sao đoán mệnh, dự báo tương lai.