Vì sao sinh viên sư phạm Trường ĐH Hồng Đức (Thanh Hóa) không nhận được học bổng?

GD&TĐ - Thời gian quan, nhiều bạn sinh viên (SV) trường Đại học (ĐH) Hồng Đức (Thanh Hóa) phản ánh, sau khi ra trường (năm học 2016 - 2017) đến nay các bạn vẫn chưa được nhận tiền học bổng của học kỳ II năm học 2016-2017 và học kỳ I của năm học 2017-2018.  Phóng viên báo GD&TĐ đã vào cuộc tìm hiểu thực hư của sự việc này.

Trường ĐH Hồng Đức
Trường ĐH Hồng Đức

Làm việc với phóng viên GD&TĐ, ông Phạm Anh Giang – Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính, trường ĐH Hồng Đức, cho biết: Phản ánh của các bạn SV là có thật. Nhưng vì sao lại có tình trạng như vậy?

Bởi vì, theo Thông tư Liên tịch số 09/2016/TTLT - BGDĐT – BTC –BLĐTBXH, ngày 30/3/2016 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số: 86/2015/NĐ- CP ngày 2/10/2016 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021. Do đó, theo Thông tư Liên tịch số 09/2016, thì học sinh, sinh viên ngành sư phạm hệ chính quy đang theo học tại các cơ sở giáo dục đại học công lập, theo chỉ tiêu đào tạo của Nhà nước không được ngân sách cấp bù học phí. Như vậy, theo quy định trên thì SV ngành sư phạm là đối tượng không phải đóng học phí, nên không được cấp bù học phí (tức không được cấp học bổng).

Văn bản của Bộ Tài chính.
Văn bản của Bộ Tài chính. 

Trong khi đó, theo quy định, nguồn kinh phí để cấp học bổng cho SV được quy định là, nhà trường trích 8% trong tổng số học phí thu được của SV để cấp học bổng. Vì các bạn SV ngành sư phạm thuộc đối tượng không phải đóng học phí, nên nhà trường không có nguồn để trích 8% trong tổng số học phí ra cấp học bổng cho SV sư phạm. “Với lý do như trên, nên nhà trường không có kinh phí để cấp học bổng cho các em SV ngành sư phạm, trong đó có kỳ II năm học 2016 - 2017 và kỳ I năm học 2107 – 2018”- ông Giang cho hay.

Cũng theo ông Giang lý giải, nhận thấy sự bất cập nêu trên, trường ĐH Hồng Đức đã làm văn bản kiến nghị Sở Tài chính và UBND tỉnh Thanh Hóa xem xét, để giúp các em SV ngành sư phạm đỡ thiệt thòi. Sau khi trường ĐH Hồng Đức có văn bản đề nghị, thì ngày 17/5/2017, Sở Tài chính  đã có đề xuất lên Bộ Tài chính về vấn đề này.

Văn bản của Sở Tài chính Thanh Hóa đề nghị lên Bộ Tài chính
Văn bản của Sở Tài chính Thanh Hóa đề nghị lên Bộ Tài chính 

Đến ngày 1/9/2017, Bộ Tài chính có công văn số  11730/BTC-HCSN, về việc vướng mắc của địa phương khi thực hiện chế độ học phí. Trong văn bản này, Bộ Tài chính, nêu: Theo quy định, thì các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập, có học sinh, sinh viên ngành sư phạm hệ chính quy đang học, theo chỉ tiêu đào tạo của Nhà nước, không được ngân sách cấp bù học phí (do đối tượng này không phải đóng học phí).

Đối với các cơ sở đào tạo có đối tượng không phải đóng học phí, căn cứ mức thu học phí tương ứng với từng ngành, nghề đào tạo của các trường (không vượt quá mức trần học phí quy định tại Nghị định 86) và số lượng đối tượng không phải đóng học phí, các Bộ, ngành, địa phương xác định cụ thể nhu cầu kinh phí thực thực hiện nhiệm vụ này và tổng hợp vào dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành...

Sau khi UBND tỉnh xem xét cấp học bổng cho SV ngành sư phạm, trường ĐH Hồng Đức đã có kinh phí cấp học bổng cho SV từ học kỳ II năm học 2017-2018.
Sau khi UBND tỉnh xem xét cấp học bổng cho SV ngành sư phạm, trường ĐH Hồng Đức đã có kinh phí cấp học bổng cho SV từ học kỳ II năm học 2017-2018. 
“Sau khi Bộ Tài chính có văn bản hướng dẫn như trên, nhà trường lại tiếp tục làm văn bản đề nghị UBND tỉnh xem xét để cấp học bổng cho SV ngành sư phạm không phải đóng học phí được nhận học bổng. Do đó, từ học kỳ II của năm học 2017- 2018, các em SV ngành sư phạm đã được tỉnh cấp học bổng. Về vấn đề các em SV sư phạm năm học 2016-2017 phản ánh, nhà trường cũng đã tổ chức mời sinh viên về để tổ chức đối thoại, tuy nhiên có thể một số em chưa hiểu rõ khi nhà trường giải thích.”-ông Giang cho biết thêm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lá bài cuối cùng

GD&TĐ - Sau hơn một năm xung đột dữ dội, cả dải đất Gaza gần như đã bị biến thành đống đổ nát và trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ.