Vì sao Putin cứng rắn với Ukraina tới cùng?

Những động thái gần đây tại Ukraina cho thấy Putin leo thang để cứu vãn chính sách cứng rắn với Ukraina khỏi thất bại, nhưng thực tế chiến lược của ông không đổi.

Vì sao Putin cứng rắn với Ukraina tới cùng?

Trong một đoạn phân tích ngắn vào ngày 28/8, Morgan Stanley đã công bố những gì rút ra được từ cuộc gặp gần đây giữa Tổng thống Ukraina Petro Poroshenko và người đồng nhiệm Nga Vladimir Putin.

“Nếu các cuộc đàm phán có tiến triển theo hướng một lệnh ngừng bắn và giải pháp ổn định chính trị cho Donbas, chúng tôi nghĩ rằng đây là một cơ hội tốt để xuống thang, dẫn tới việc tháo gỡ dần các trừng phạt trên quy mô lớn” – Trích đoạn phân tích của Morgan Stanley.

Đoạn chú thích này cho rằng sự quyết liệt trong các cuộc đàm phán có thể không giúp giải quyết xung đột, mà còn làm cho các trừng phạt nhằm vào Nga thêm sâu sắc và gia tăng.

Nhưng cùng lúc đó lại có thông tin về việc các nhà quan sát nói rằng có trên 1.000 lính Nga đã thâm nhập vào đông Ukraina. Nếu thông tin này được xác nhận là thật, đó có thể cho thấy hành động trên thực tế của Nga không liên quan gì tới nhận thức của nước ngoài về việc Putin đã tận dụng thành công sáu tháng khủng hoảng vừa qua tại Ukraina.

Theo phương Tây, hồi cuối tháng Năm, Nga đã gửi đi các tay súng thân tín và đầy kỷ luật từ Chechnya để gây bất ổn ở Donetsk.

Cũng theo phương Tây, giữa tháng Bảy, các tay súng này đã phóng hỏa tiễn vào Ukraina từ lãnh thổ Nga chỉ vài ngày trước khi máy bay Malaysia bị bắn hạ trên đất Ukraina.

Các dòng xe bọc thép của Nga cũng được cho là đã tiến vào Nga ngày 21/8. Nhiều tuần trước đó, bức ảnh từ Instagram của một lính Nga cho thấy các lực lượng Nga đang tác chiến dọc biên giới với Ukraina.

Igor Strelkov - Thủ lĩnh lực lượng ‘Cộng hòa Nhân dân Donetsk’ tự xưng được cho là một điệp viên của tình báo Nga.

Petro Poroshenko, Kiev, Ukraina, Moscow, Putin, Kremlin
Tương quan lực lượng ly khai và quân chính phủ Kiev tại đông Ukraina. Ảnh: BI

Business Insider nhận định rằng việc Nga đưa quân vào Ukraina – không tính việc sáp nhập Crưm – đã tiến hành từ nhiều tháng trước đó.

Putin vẫn được cho là người có tài trong việc gieo nên sự bất ổn, tiến hành các hành động cùng lúc khơi gợi sự leo thang cũng như giải pháp hòa bình.

Ông cho điều động quân tới biên giới Ukraina chỉ để thu quân về, vừa gieo nên khả năng có thể tham chiến đi đôi với cả các biện pháp mang tính hòa giải, như việc đảm bảo bầu cử tại Ukraina diễn ra êm đẹp vào tháng Năm vừa qua, sau đó công nhận kết quả này một cách công khai.

Cùng lúc, ông vẫn thể hiện sự ủng hộ đối với phe ly khai và tiếp liệu cho lực lượng ở miền đông Ukraina.

Trong tuần này, tình thế buộc Moscow phải có phản ứng công khai hơn và leo thang tới một điểm mà hành động của Moscow khiến phần còn lại của thế giới khó mà đánh giá theo lẽ phải hoặc bác bỏ.

“Các đợt ‘đem quân’ trước đó phần lớn là vào khu vực do phe ly khai kiểm soát. Còn lần này là việc mở ra một mặt trận mới ở một khu vực rất chiến lược” – một nhà phân tích về Âu – Á tại viện Sáng kiến Chính sách Đối ngoại, cho biết.

Các lực lượng của Nga đã di chuyển tới khu vực ven biển quanh Mariupul và vào các thị trấn quanh khu vực thành lũy của quân nổi dậy ở Donetsk. Đây được cho là nỗ lực nhằm đảo ngược tình thế trong những tuần qua, khi mà quân chính quyền Kiev còn chiếm ưu thế.

Các nhà quan sát nhận định rằng các bước đi này nhằm ngăn nguy cơ dẫn đẩy lực lượng ly khai tới thất bại, trong khi lại có thể thiết lập một hành lang giữa đại lục Nga và Crưm.

Các chính sách của ông Putin trước đó dựa trên việc quân ly khai thiếp lập chỗ đứng tại đông Ukraina, do đó Moscow có thể duy trì sức ép lên chính quyền mới có xu hướng thân phương Tây của Kiev mà không gặp phiền phức cũng như trả giá cho một cuộc đem quân đổ bộ hay chiếm đóng thông thường.

Chính sách của Moscow tại Ukraina thất bại nếu như các kháng cự đó bị đe dọa – chẳng hạn như khi quân đội Ukraina chiếm ưu thế ở những khu vực quanh thành lũy của quân ly khai tại Donestk và Lugansk.

Vào thời điểm này, giới phân tích cho rằng Moscow đang tìm cách ‘chữa cháy’ chính sách của họ ở Ukraina, nhưng chiến lược này về cơ bản vẫn không có gì thay đổi. Và nếu như những gì xảy ra trong các tháng vừa qua là một dấu hiệu cho thấy những gì có thể xảy tới, thì Putin có thể sẽ xuống thang một khi lợi thế về mặt chiến thuật được thiết lập trở lại – nhưng rốt cục đó cũng chỉ nhằm giữ lửa của cuộc khủng hoảng khi cơ hội tới hoặc khi Kremlin cảm thấy cần thiết.

Theo vietnamnet.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ