Vì sao cá Koi thử nghiệm trên sông Tô Lịch bị chết?

GD&TĐ - Trưa ngày 18/9, quan sát tại khu quây lưới trên sông Tô Lịch, đoạn đường Nguyễn Đình Hoàn tiếp giáp với Hoàng Quốc Việt cho thấy, sau hơn 2 ngày Công ty JVE thả cá Koi Nhật thử nghiệm xuống sông, có hiện tượng cá chết nổi trên mặt nước. Đâu là nguyên nhân?

Vớt xác cá Koi thí nghiệm thả sông Tô Lịch (Ảnh minh họa)
Vớt xác cá Koi thí nghiệm thả sông Tô Lịch (Ảnh minh họa)

Cá Koi thử nghiệm chết nổi

Để chứng tỏ sau mấy tháng xử lý ô nhiễm nước sông Tô Lịch thành công bằng công nghệ Nano – Bioreactor của Nhật Bản, ngày 16/9 Công ty JVE đã bắt đầu tiến hành thả hàng trăm cá Koi Nhật Bản, cá chép Tam Dương nặng từ 2-4kg, cùng cá rô phi Việt Nam xuống sông.

Mục đích của “Nhà máy xử lý nước thải đặt trong lòng sông hồ” muốn chứng minh chất lượng nước sông Tô Lịch với độ dài thử nghiệm 300m sông đã đạt chuẩn chất lượng. Bởi theo giới chơi cá cảnh sành điệu, Koi Nhật – cá chép Nhật Bản vốn dĩ là loài cá “chảnh, khó nuôi, chỉ tồn tại ở môi trường nước sạch”.

Như vậy, với khoảng hơn 10m2 diện tích quây lưới tại bể số 4, mé bờ sông Nguyễn Đình Hoàn, các loại cá đã được đưa xuống sống ở môi trường sông Tô Lịch để thí nghiệm.

Tuy nhiên, sau hơn 2 ngày thả cá xuống sông Tô Lịch đã có hiện tượng cá Koi bị chết nổi. Phải chăng, chất lượng nguồn nước trong khu vực thả cá sau khi xử lý ô nhiễm bằng công nghệ Nhật Bản chưa đạt chuẩn. Đây chính là nguyên nhân khiến cho loài cá chép Nhật vốn kén chọn môi trường sống sạch sẽ đã không thể tồn tại vì nước sông Tô vẫn bẩn?

Còn nhớ trước đó, khi thả cá thử nghiệm, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty JVE cũng khẳng định trước báo giới: “Phía Công ty muốn chứng minh khúc sông Tô Lịch sau khi xử lý ô nhiễm bằng công nghệ Nhật Bản nguồn nước đã hoàn toàn đạt quy chuẩn".

Bởi cá Koi Nhật và cá chép Tam Dương chỉ sống ở môi trường nước sạch. Ngược lại, những loài cá này không thể tồn tại ở môi trường nước ô nhiễm”.

Đâu là nguyên nhân

Được Công ty JVE mời tham dự thả cá Koi xuống sông Tô Lịch thử nghiệm, ST.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cho biết, theo quan điểm cá nhân tôi, nói chung, Công ty Việt Nhật sử dụng công nghệ Nano – Bioreactor để thí nghiệm xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch bước đầu rất tốt. Ngay chỗ tôi đứng thả cá, mùi hôi thối của sông ô nhiễm không còn nữa.

Khu vực thí nghiệm nuôi cá Koi trên sông Tô Lịch Ảnh Quế Lâm
Khu vực thí nghiệm nuôi cá Koi trên sông Tô Lịch  Ảnh Quế Lâm 

GS. Huỳnh cho biết: Nước sông khi thả cá trong. Tôi còn khua tay xuống nước, không có cảm giác mùi hôi. Cá Koi và cá chép Tam Dương...khi thả xuống sông thấy bơi lội, vùng vẫy rất khỏe. Trước đó, tại 300m sông xử lý bằng công nghệ Nhật, còn thấy một số người dân đã câu được những con cá nặng tới vài kg trên sông Tô Lịch.

Nhiều người dân đang nghi ngại cá Koi chết là do nước sông Tô Lịch vẫn bẩn, mặc dù phía Nhật Bản đã xử lý suốt mấy tháng trời. Trong khi đó, Công ty JVE cho rằng khu bể thử nghiệm thả cá nước đảm bảo chất lượng đạt quy chuẩn, thích hợp với môi trường sống của cá Koi.

Trước đó, ngày 16/5, Hà Nội bắt đầu triển khai thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và góc Hồ Tây bằng công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản. Sau mấy tháng xử lý ô nhiễm nước sông, chiều ngày 8/8, chuyên gia Nhật Bản đã đích thân xuống bơi lội, tắm gội trong khu vực nguồn nước qua xử lý công nghệ Nano - Bioreator.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.