Văn mẫu "triệt tiêu” sáng tạo của học sinh

GD&TĐ - Nhà văn Bùi Ngọc Phúc - tác giả một số cuốn sách: Cùng con qua các kỳ thi; Tư vấn tuyển sinh vào 10; Làm sao chống sự thoái hóa văn hóa đọc... đã trao đổi về văn mẫu trong dạy và học văn.

Nhà văn Bùi Ngọc Phúc
Nhà văn Bùi Ngọc Phúc

Hệ lụy từ văn mẫu

Theo nhà văn Bùi Ngọc Phúc, sách văn mẫu hiện nay trong tình trạng trăm hoa đua nở, không chuẩn chỉ, không đảm bảo yêu cầu để học sinh tham khảo. Thời gian qua dù ngành giáo dục đã có nỗ lực “chấn chỉnh” trong vấn đề sử dụng văn mẫu song vẫn có tình trạng giáo viên khuyến khích học sinh học văn mẫu, học sinh sử dụng văn mẫu quá đà…

Theo nhà văn Bùi Ngọc Phúc, phải thấy rằng văn mẫu có những mặt tích cực, nếu giáo viên và học sinh hiểu biết sử dụng văn mẫu đúng cách, góp phần gợi ý, hướng dẫn… cách làm bài. Tuy nhiên, nếu lạm dụng sẽ khiến các em mất đi tư duy sáng tạo khi học và làm bài văn. Trong văn học nói chung, học văn nói riêng đòi hỏi trước tiên là sự sáng tạo bên cạnh sự chuẩn chỉnh về mặt văn phong, trình bày...

Một lớp học 45 học sinh thì nhất định phải có 45 bài văn với cách tư duy, hành văn khác nhau chứ không thể chỉ có duy nhất một cách mở bài, thân bài, kết luận.

Nếu những bài làm văn của học sinh với từng câu, từng lời, cách thể hiện giống nhau, đều là những bài giảng của thầy cô, văn mẫu… thì đó là thất bại của dạy và học văn trong nhà trường. Văn mẫu nếu không được hướng dẫn tham khảo, sử dụng đúng cách sẽ “hủy diệt” sự sáng tạo của học trò.

Loại bỏ văn mẫu trong 1 sáng 1 chiều là điều khó khăn bởi thời gian qua, nhiều giáo viên và học sinh đã quen với cách dạy và học văn mẫu. Tuy nhiên có thể loại bỏ tư duy dạy học văn mẫu khi giáo viên có thể hướng dẫn gợi mở cho học sinh những đoạn văn hay, điển hình để các em tham khảo, nắm bắt ý tứ, cách hành văn...

“Lạm dụng văn mẫu sẽ bị triệt tiêu sáng tạo, không có kĩ năng làm bài, ỉ lại thụ động khi học và làm văn, lười suy nghĩ. Đáng nói, văn mẫu không chỉ để lại hậu quả trong học tập khi học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường mà sau này lúc các em bước vào cuộc sống, công việc cũng bị hạn chế tối đa kĩ năng viết nói chung, viết tiểu luận, viết 1 bài văn, đoạn văn nói riêng…”, nhà văn Bùi Ngọc Phúc bày tỏ.

Theo ông, nhà trường, thầy cô, học sinh cần hiểu đúng về văn mẫu, những hữu ích và tác hại của văn mẫu để lại trong dạy và học để sử dụng đúng ý nghĩa, hạn chế tiệu cực. Văn mẫu chỉ đóng vai trò gợi ý chứ không thể thay thế ý tưởng, suy nghĩ độc lập, sáng tạo... của người dạy và học.

Dạy học văn đòi hỏi sáng tạo, đổi mới của thầy và trò.
Dạy học văn đòi hỏi sáng tạo, đổi mới của thầy và trò.

Loại bỏ văn mẫu từ đâu?

Nhà văn Bùi Ngọc Phúc cho rằng để kết thúc tình trạng dạy và học theo văn mẫu trước hết cần bắt đầu từ người thầy bởi họ đóng vai trò người khơi nguồn, truyền cảm hứng, mang tới kiến thức, kĩ năng cho học sinh.

Giáo viên ngữ văn có thể thông qua hóa đọc, gợi mở hướng dẫn học sinh tham khảo các thể loại văn học, sách báo, truyện… để tích hợp và nâng cao kiến thức kĩ năng. Khi học sinh chủ động được cả kiến thức kĩ năng thì các em sẽ không lệ thuộc vào văn mẫu.

Trường hợp học sinh lười đọc, lười học mà giáo viên vẫn chấp nhận cách làm bài theo một mô tuýp, dạy học lạm dụng văn mẫu, chấm điểm các bài làm văn theo 1 khung điểm số, cách đánh giá giống nhau… thì văn mẫu sẽ tồn tại nếu không nói là khuyến khích phát triển...

“Việc loại bỏ văn mẫu phục thuộc nhiều vào “cơ chế” con người. Cụ thể là người dạy – thầy cô, người học – học trò. Về phía các nhà trường, cũng đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu để chấm dứt hiện tượng này.

Không thể chấm dứt dạy và học theo văn mẫu bằng các văn bản hành chính mà thay vào đó Ban giám hiệu, tổ chuyên môn cần có định hướng dạy gì, dạy như thế nào cho học sinh, đẩy mạnh khuyến khích và hướng học sinh đọc tài liệu, sách truyện… hình thành kiến thức, kĩ năng hành văn môn văn học một cách tự nhiên. Trên cơ sở đó phát huy sự sáng tạo, góc nhìn cá nhân để làm bài…”, nhà văn Bùi Ngọc Phúc trao đổi.  

Ban giám hiêu, tổ chuyên môn nếu không có định hướng, đổi mới phương pháp dạy học đúng đắn, phù hợp tới giáo viên, học sinh thì văn mẫu khó loại bỏ và vẫn tồn tại theo thời gian, thậm chí phát triển trong học sinh như một thói quen, cách học cố hữu.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà thơ Mai Văn Phấn đọc thơ tại Thư viện Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: NVCC

Khi thơ đương đại vẫy gọi, quyến rũ

GD&TĐ - Sáng tác thơ trong bối cảnh hiện nay, khi các nguyên tắc cổ điển ngày càng được nới lỏng để phù hợp với sự thay đổi trong tư duy và thị hiếu thẩm mỹ