Kiếm hiệp Kim Dung: 3 sai lầm trong đời Trương Vô Kỵ

Dù cả đời hành hiệp trượng nghĩa, quang minh lỗi lạc nhưng Trương Vô Kỵ vẫn có những hành động sai lầm khiến nhân vật phong vân của võ lâm phải trả giá đắt.

Trương Vô Kỵ phạm phải 3 sai lầm trong cuộc đời.
Trương Vô Kỵ phạm phải 3 sai lầm trong cuộc đời.

Những người từng theo dõi phim ảnh hay tiểu thuyết Ỷ Thiên Đồ Long Ký của nhà văn Kim Dung đều biết, nhân vật chính Trương Vô Kỵ võ công cao cường. Mỗi môn võ công mà giáo chủ Minh Giáo học được đều là tuyệt đỉnh võ học đương thời. Có thể kể đến như Cửu Dương Thần Công, Càn Khôn Đại Na Di, Thái Cực Quyền, Thái Cực Kiếm hay Thánh Hỏa Lệnh Thần Công.

Do đó, Trương Vô Kỵ trong mỗi cuộc chiến đều là người giành thế áp đảo, duy chỉ một lần đối mặt với tam đại sư phụ Thiếu Lâm là ngoại lệ.

Đối mặt với Kim Cang Phục Ma của tam đại sư, Trương Vô Kỵ hoàn toàn bị động, đánh đến sức cùng lực kiệt vẫn không tìm được cách phá giải.

Hay khi trong lần đầu tiên đối đấu với Thánh Hỏa Lệnh Thần Công của các cao thủ đến từ Ba Tư, Trương Vô Kỵ với Cửu Dương Thần Công và Càn Khôn Đại Na Di gần như bị khắc chế hoàn toàn.

Thánh Hỏa Lệnh Thần Công là bí kíp nội công thượng thừa được khắc trên Thánh Hỏa Lệnh-bảo vật của Minh giáo.

Minh giáo thờ thần lửa, giáo chúng Minh Giáo đời đời tôn thờ Thánh Hỏa Lệnh, ai có được Thánh Hỏa Lệnh sẽ được phong làm giáo chủ. 6 tấm Thánh Hỏa Lệnh bắt nguồn từ Ba Tư, do một đại cao nhân tuyệt thế dùng bạch kim, thép, kim cương, và đá mặt trăng luyện thành, cứng rắn vô cùng, xuất ra dường như có ngọn lửa bao quanh, màu sắc biến ảo. Trên đó khắc những tinh yếu võ học để tu luyện nội công của ông.

Trong tiểu thuyết Ỷ thiên đồ long ký, Trương Vô Kỵ nhờ có Tiểu Chiêu dịch chữ Ba Tư trên Thánh Hỏa Lệnh nên đã học thêm được nhiều loại võ công kỳ ảo trên đó, nhờ vậy mới giúp Trương Vô Kỵ thắng được các sứ giả Minh Giáo Ba Tư.

Thế nhưng, Trương Vô Kỵ không hay biết một phần võ công học trên Thành Hỏa Lệnh đã khiến anh đi vào ma đạo. Đạo cao nhân làm ra Thánh Hỏa Lệnh vốn là một sát thủ đến từ Hoắc Sơn, giết người không chớp mắt.

Một ma đầu như vậy sao có thể sáng tạo được môn võ công quang minh chính đại? Do vậy, đây chính là sai lầm đầu tiên của Trương Vô Kỵ - học sai một loại võ công.

Kiếm hiệp Kim Dung: 3 sai lầm trong đời Trương Vô Kỵ ảnh 1

Sau này, khi Tiểu Chiêu lên làm Tổng đàn chủ Minh Giáo Ba Tư, đã phái ba vị bảo thụ vương đến Trung Nguyên, tăng cho Trương Vô Kỵ 6 tấm Thánh Hỏa Lệnh.

Để bày tỏ sự cảm kích, Trương Vộ Kỵ đã đem toàn bộ tâm pháp của Càn Khôn Đại Na Di truyền lại cho ba vị bảo thụ vương này, để xem như trả lại những thứ vốn dĩ thuộc về Minh Gia Ba Tư cho bọn họ.

Tuy nhiên, đây được coi là một mất mát lớn, bởi nếu Minh Giáo Ba Tử quay trở lại làm khó, e rằng Trương Vô Kỵ khó lòng chống trả. Đây chính là sai lầm thứ 2 của Trương Vộ Kỵ.

Những mỹ nhân xung quanh đều từng lừa dối Trương Vô Kỵ.
Những mỹ nhân xung quanh đều từng lừa dối Trương Vô Kỵ.

Cuối cùng, "mỹ nhân càng đẹp càng biết hại người", đó là câu nói của Ân Tổ Tố trước khi chết nói với Trương Vô Kỵ. Triệu Mẫn từng lừa Trương Vô Kỵ, Chu Chỉ Nhược cũng từng gạt anh, ngay cả người nhút nhát đáng thương như Tiểu Chiêu cũng nói dối nhân vật chính. Tuy nhiên, người phụ nữ lừa gạt Trương Vô Kỵ đau đớn nhất lại chính là Chu Cửu Chân.

Kim Dung miêu tả: "Cô ta chừng 17 - 18, dung nhan kiều mị, da dẻ trắng trẻo mịn màng. Nụ cười của cô khiến Vô Kỵ tai ù đi, mồ hôi trên lưng chảy xuống, chân tay hơi run rẩy, vội cúi đầu xuống không dám nhìn, khuôn mặt xanh xao không một chút huyết sắc nay đỏ bừng".

Chẳng ngờ, đằng sau vẻ đẹp đó của Chu Cửu Chân lại ẩn chứa một trái tim vô cùng độc ác. Cô tuân lệnh cha quyến rũ Trương Vô Kỵ để dò hỏi bí mật của Đồ Long đao.

Trương Vô Kỵ sau đó biết được âm mưu của cha con họ Chu bèn nhảy vực tự vẫn chứ không phản bội Tạ Tốn. May mắn là Trương Vộ Kỵ rơi trúng vách núi và có được Cửu Dương Chân Kinh từ bụng một con khỉ già. Dù sao, đây cũng là sai lầm thứ 3 của Trương Vô Kỵ - yêu sai một người.

Theo doisongphapluat.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Quyền và trách nhiệm công vụ

GD&TĐ - Có thể thấy, để có nền công vụ hiệu lực, hiệu quả, ngoài các quy định pháp luật, yếu tố quan trọng là tinh thần trách nhiệm.