Vai trò của pháp luật - đào tạo - thực tiễn

GD&TĐ - Sáng 23/3, tại TP. Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế), Trường ĐH Khoa học (ĐH Huế) phối hợp với Cục Bảo trợ xã hội (Bộ LĐ-TBXH), Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) tại Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề: “Định hướng phát triển nghề Công tác xã hội ở Việt Nam: Vai trò của pháp luật - đào tạo - thực tiễn”.

Hội thảo khoa học quốc tế thu hút gần 200 nhà khoa học, cán bộ quản lý, nhà thực hành nghề Công tác xã hội trong nước và nước ngoài tham dự.
Hội thảo khoa học quốc tế thu hút gần 200 nhà khoa học, cán bộ quản lý, nhà thực hành nghề Công tác xã hội trong nước và nước ngoài tham dự.

Hội thảo quy tụ đông đảo các nhà khoa học, các chuyên gia, cán bộ quản lý giáo dục, các nhà hoạt động thực tiễn trong và ngoài nước trong lĩnh vực Công tác xã hội đến trao đổi, chia sẻ các kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm về những vấn đề liên quan tới cơ sở pháp lý cho sự ra đời Luật Công tác xã hội, chương trình đào tạo, các mô hình hoạt động Công tác xã hội.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS Hoàng Văn Hiển – Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học (ĐH Huế) cho biết: Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề: “Định hướng phát triển nghề Công tác xã hội ở Việt Nam: Vai trò của pháp luật - đào tạo - thực tiễn” là một trong những hoạt động trọng tâm của chương trình Lễ kỷ niệm Ngày Công tác xã hội Việt Nam lần thứ II năm 2018 do Trường ĐH Khoa học Huế đăng cai tổ chức.

Nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến chủ đề “Định hướng phát triển nghề Công tác xã hội ở Việt Nam: Vai trò của pháp luật - đào tạo - thực tiễn” được trao đổi, bàn thảo tại Hội thảo.
Nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến chủ đề “Định hướng phát triển nghề Công tác xã hội ở Việt Nam: Vai trò của pháp luật - đào tạo - thực tiễn” được trao đổi, bàn thảo tại Hội thảo.

Hội thảo là diễn đàn của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, cán bộ, giảng viên, những nhà thực nghề Công tác xã hội trong nước và quốc tế gặp gỡ, trao đổi kiến thức, học thuật, kinh nghiệm giảng dạy; đồng thời mở ra các cơ hội hợp tác nghiên cứu, thực hành trong tương lai.

TS. Nguyễn Hải Hữu - Phó Chủ tịch Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và nghề Công tác xã hội Việt Nam, chia sẻ: Để trợ giúp cho người dân có hoàn cảnh khó khăn, gặp rủi ro trong cuộc sống, Đảng Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật, đặc biệt là Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nghề Công tác xã hội giai đoạn 2010-2020.

PGS.TS Hoàng Văn Hiển – Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học (ĐH Huế) phát biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của Hội thảo.
PGS.TS Hoàng Văn Hiển – Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học (ĐH Huế) phát biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của Hội thảo.

Sau hơn 8 năm triển khai Đề án đã đạt được những kết quả hết sức quan trọng. Đến nay, cả nước đã hình thành, phát triển được trên 600 cơ sở xã hội công lập và ngoài công lập. Trong đó, đã có hơn 40 trung tâm công tác xã hội chuyên sâu tại các tỉnh, thành phố trong cả nước, cùng với đó là hệ thống, mạng lưới cộng tác viên Công tác xã hội phát triển mạnh mẽ...

Hội thảo diễn ra trong 2 ngày (23-24/3). Các đại biểu tham gia Hội thảo sẽ tập trung bàn thảo 3 nội dung cơ bản: Hành lang pháp lý phát triển nghề Công tác xã hội; Đào tạo và tiêu chuẩn Công tác xã hội; Mô hình Dịch vụ Bảo trợ xã hội…

Từ những kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, kết quả nghiên cứu về lĩnh vực Công tác xã hội, các chuyên gia, các nhà giáo dục trong và ngoài nước (như Hoa Kỳ, Singapore, Nhật Bản, Phần Lan) chia sẻ những quan điểm, kinh nghiệm về những vấn đề liên quan tới cơ sở pháp lý cho sự ra đời Luật Công tác xã hội; chương trình đào tạo, các mô hình hoạt động Công tác xã hội có hiệu quả.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ