Ứng dụng giải pháp Virtual Class tăng hiệu quả dạy học trực tuyến

GD&TĐ - Các lớp học trực tuyến sử dụng công nghệ giáo dục mang tên Virtual Class sẽ được sử dụng để phục vụ học sinh học tiếng Anh qua Toán và Khoa học trong mùa dịch.
Ứng dụng giải pháp Virtual Class tăng hiệu quả dạy học trực tuyến

Đây là giải pháp do iSMART khởi động từ 22/2/2021 trên phạm vi toàn quốc. Theo ông Bạch Ngọc Chiến, Phó Tổng giám đốc iSMART, lớp học được bố trí theo thể thức mềm dẻo nhằm tạo điều kiện tối đa cho học sinh tham gia học tiếng Anh thông qua môn Toán và Khoa học.

Vì thế, sẽ có tối đa 6 lớp dạy liên tục trong mỗi ngày và học sinh có thể vào học bất kỳ giờ nào các em thấy phù hợp chứ không cần cố định một giờ như lớp học offline.

Tuy nhiên, việc học sinh vào lớp, học bao lâu, tương tác thế nào… và làm bài tập ra sao đều được ghi nhận và báo cáo đầy đủ trên hệ thống.

Ngoài ra, công nghệ ứng dụng trong giáo dục cũng được sử dụng để có thêm nhiều chức năng thuận lợi cho học sinh và phụ huynh học tốt hơn, như: nếu học sinh muốn học lại bài thì có thể xem lại bài đã ghi hình trên hệ thống. Cha mẹ học sinh, thầy cô giáo cũng có thể biết chi tiết việc học của con qua hệ thống theo dõi sẵn có. 

Virtual Class cho phép có sĩ số lớp học linh hoạt mà vẫn bảo đảm chất lượng. Giải pháp này cũng chấp nhận cả học sinh đang học iSMART theo chương trình chính khoá tại trường và học sinh đăng ký tự do.

Phụ huynh, học sinh cũng như các trường muốn đăng ký học có thể vào trang vc.ismart.edu.vn để đăng ký. Cũng có thể liên hệ số hotline 1900.088.893 để được trợ giúp. 

Được biết, iSMART đang triển khai giảng dạy và đào tạo tại hơn 400 trường phổ thông, cho khoảng 60.000 học sinh mỗi năm. Đồng thời, tổ chức hơn 1.000 hoạt động ngoại khóa, tập huấn và đào tạo. Đây là đơn vị thành viên của EQuest - Tổ chức giáo dục có 17 trường, đơn vị thành viên trải dài khắp Việt Nam.

Thầy cô nên dành thời gian trò chuyện và tư vấn tâm lý cho học sinh trong những ngày đầu đến trường (ảnh minh hoạ).

Học sinh trở lại trường: Nới lỏng để thích ứng

GD&TĐ - Thời gian đầu học sinh tới trường, giáo viên cần nới lỏng, để các em thích ứng lại với sinh họat, học tập ở trường. Việc đuổi kịp chương trình, hay kiểm tra khảo sát kiến thức là không nên.
Học sinh Trường Tiểu học Lê Lai (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) đến trường nộp bài kiểm tra cuối học kỳ I.

Đà Nẵng: Lo ngại vì học sinh học trực tuyến kéo dài

GD&TĐ - Sở GD&ĐT Đà Nẵng cho biết, từ ngày 7/2, học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 sẽ đến trường học trực tiếp. Với trẻ mầm non và học sinh lớp 1 - 6, căn cứ hướng dẫn của các cấp và tình hình thực tế, Sở sẽ có thông báo sau.
Các lớp luyện thi trực tuyến đã phổ biến trong nhiều năm trở lại đây.

Nở rộ luyện thi trực tuyến

GD&TĐ - Mùa tuyển sinh năm nay, nhiều trường đại học sử dụng kết quả của kỳ thi đánh giá năng lực để tuyển sinh.
Với học sinh tiểu học, việc học trực tuyến cần phù hợp cả nội dung, phương pháp và thời lượng. Ảnh: Đức Trí

Không "lạm dụng" học thêm trực tuyến

GD&TĐ - Học trực tuyến kéo dài, hiệu quả không cao như trực tiếp khiến nhiều phụ huynh, học sinh lo lắng và tìm đến các lớp học thêm trực tuyến cho con.
Tiết học chuyển đổi số tại Trường THCS Việt Tiến giúp học sinh hào hứng và tiếp thu bài giảng tốt hơn.

Học sinh thêm yêu thích môn học nhờ chuyển đổi số

GD&TĐ - Là đơn vị triển khai thí điểm chuyển đổi số năm học 2021 -2022 của tỉnh Bắc Giang, Trường THCS Việt Tiến đã chủ động ứng dựng công nghệ thông tin, tăng sự tương tác tạo hứng thú cho học sinh trong từng giờ học…
Toàn cảnh hội thảo trực tuyến

Đào tạo trực tuyến: Nhu cầu tự thân

GD&TĐ - Sáng 15/12, Trường Đại học Mở Hà Nội phối hợp với VTVlive và Câu lạc bộ Giáo dục Mở (Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam) tổ chức Hội thảo “Đào tạo trực tuyến trong giáo dục đại học Việt Nam”.