Ukraine trở thành nước nhập khẩu vũ khí lớn thứ 3 thế giới

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Từ một cường quốc quân sự và xuất khẩu vũ khí sau khi Liên bang Xô viết tan rã, Ukraine đã trở thành nước xếp thứ 3 thế giới về nhập khẩu vũ khí.

Ukraine trở thành nước nhập khẩu vũ khí lớn thứ 3 thế giới

Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) mới đây đã công bố báo cáo cho biết, Ukraine kết thúc năm 2022 đã trở thành nước nhập khẩu vũ khí lớn thứ ba thế giới, chỉ xếp sau hai quốc gia giàu hơn mình vài chục lần là Qatar và Ấn Độ.

Theo thông cáo báo chí của SIPRI về việc công bố số liệu giao dịch thương mại vũ khí toàn cầu, từ năm 1991 đến cuối năm 2021 Kiev nhập khẩu rất ít vũ khí cỡ lớn, nhưng xu hướng này đã thay đổi chóng mặt kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine.

Nhờ khối lượng viện trợ quân sự khổng lồ trị giá hàng trăm tỷ USD từ Mỹ và một số quốc gia châu Âu, Ukraine đã “trở thành nhà nhập khẩu vũ khí lớn thứ ba thế giới năm 2022”, chỉ xếp sau hai quốc gia châu Á là Qatar và Ấn Độ.

Bên cạnh đó, SIPRI cũng xếp hạng năm nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu trong giai đoạn 2018-2022 là Mỹ, Nga, Pháp, Trung Quốc và Đức.

Đồng thời, khoảng cách giữa khối lượng xuất khẩu từ Hoa Kỳ và Liên bang Nga “tăng lên đáng kể”, xuất phát từ việc xuất khẩu vũ khí của Nga giảm mạnh; cùng với đó, Pháp bắt đầu thu hẹp khoảng cách với Nga. Mặc dù vẫn xếp sau nhưng Paris đã cách không xa Moscow về chỉ số này.

Như một quy luật có tính logic, cuộc xung đột Nga-Ukraine đã giúp Kiev đứng thứ 3 trong danh sách nhập khẩu vũ khí thì dĩ nhiên cũng mang lại doanh thu rất lớn cho các công ty Mỹ và châu Âu sản xuất các loại vũ khí mà các nước NATO đã cung cấp cho nước này.

Tờ El Pais đưa tin rằng, 10 công ty sản xuất vũ khí lớn nhất của Mỹ và châu Âu trong quý cuối cùng (Quý IV) của năm 2022 đã tăng 7,5% doanh thu do nhu cầu ngày càng tăng của Ukraine.

Theo ghi nhận của tờ báo, quý cuối cùng của năm ngoái là khoảng thời gian các hợp đồng “chậm chạp” do đàm phán kéo dài cuối cùng cũng đã có kết quả và bắt đầu ảnh hưởng đến báo cáo thống kê của các nhà sản xuất, đặc biệt là những công ty sản xuất đạn dược.

Hiện tại, các công ty sản xuất vũ khí có một tương lai đầy hứa hẹn, khi Quân đội Ukraine tiêu thụ hơn 10.000 quả đạn pháo mỗi ngày. Số lượng đạn sử dụng trong cuộc xung đột nhiều đến nỗi sản lượng của các nhà máy phương Tây không theo kịp nhu cầu sử dụng của chính quyền Kiev.

Để minh họa cho triển vọng của ngành vũ khí toàn cầu, ấn phẩm đề cập đến việc công ty Rheinmetall của Đức chi số tiền lớn để đàm phán mua lại Expal, một công ty sản xuất đạn dược hàng đầu của Tây Ban Nha. Như thông báo, Rheinmetall đã ra giá mua lại Expal vào khoảng 1,2 tỷ euro.

Tuy nhiên, theo các nguồn tin trong ngành, cuộc xung đột Nga-Ukraine đã nâng giá của Expal lên vượt quá giá trị thực của nó.

Theo các chuyên gia, mức giá hiện nay Rheinmetall mời chào mua lại Expal cao gấp đôi so với giá trị của công ty này hai năm trước.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

U23 Việt Nam được AFC ngợi khen sau chiến thắng ấn tượng trước Kuwait.

AFC khen ngợi tuyển U23 Việt Nam

GD&TĐ - Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) đăng tải bài viết nhận xét về kết quả màn so tài giữa U23 Việt Nam và U23 Kuwait.