Nga hay phương Tây sẽ kiệt sức trước ở Ukraine?

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Theo giới chức tình báo và quân sự NATO, trong xung đột Nga-Ukraine, chính phương Tây sẽ cạn kiệt tiềm lực quân sự trước, chứ không phải là Nga.

Nga hay phương Tây sẽ kiệt sức trước ở Ukraine?

Người đứng đầu cơ quan tình báo quân sự của Lithuania (Litva) là ông Elegijus Paulavicius hôm 12/3 cho biết, Nga có đủ nguồn nhân lực và vật lực để tiếp tục “Chiến dịch Quân sự Đặc biệt” ở Ukraine thêm hai năm nữa, với cường độ tương tự như hiện tại.

Ông Paulavicius tuyên bố, Nga là quốc gia có tiềm lực chiến tranh rất mạnh, khả năng huy động lớn và cho biết thêm: “Việc Nga có thể tiến hành cuộc chiến trong bao lâu cũng sẽ phụ thuộc vào sự ủng hộ từ các quốc gia như Iran và Bắc Hàn (Triều Tiên) cho quân đội Nga”.

Cơ quan tình báo của Lithuania cho biết, các biện pháp trừng phạt không ảnh hưởng đến ngân sách Nga cung cấp cho quân đội, khi nước này chuyển hướng các nguồn lực từ phúc lợi công sang cho quân đội.

Nga đã sử dụng “chuỗi các trung gian” để mua các công nghệ mà nước này phương Tây bị trừng phạt.

Moscow còn tìm cách xuất khẩu lòng vòng dầu thô và khí đốt qua nước thứ hai để đến với các thị trường tiềm năng. Do đó, Moscow vẫn có những nguồn tài chính ổn định để duy trì cuộc chiến ở Ukraine.

Hiện nay, quân đội Nga đang được điều chỉnh để đối đầu lâu dài với phương Tây và sẽ ưu tiên những nỗ lực xây dựng lại sự hiện diện quân sự của họ ở khu vực Biển Baltic, nơi Nga sẽ vẫn là “một mối đe dọa và là một nguồn gây bất ổn”.

Báo cáo trên cho biết, điều này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào thời gian và kết quả của cuộc chiến ở Ukraine - cuộc chiến càng dài và càng tốn kém thì càng mất nhiều thời gian.”

Được biết, ông Paulavicius đưa ra nhận định trên khi đánh giá sơ lược về mối đe dọa quốc gia đối với các cơ quan tình báo Lithuania.

Kiev và phương Tây gọi xung đột Nga-Ukraine là “một cuộc chiến vô cớ” nhằm khuất phục một quốc gia độc lập, còn Moscow cho biết, họ đã buộc phải phát động “Chiến dịch Quân sự Đặc biệt” ở Ukraine cách đây một năm để chống lại một mối đe dọa an ninh từ sự bành trướng sang phía đông của NATO.

Trong khi giới tình báo Litva dự đoán Nga vẫn đủ lực để duy trì lâu dài cuộc chiến ở Ukraine thì giới chức Mỹ lại đưa ra những đánh giá bi quan về khả năng tương tự của Ukraine, bất chấp sự hỗ trợ từ vài chục quốc gia phương Tây.

Xe tăng T-64 của từ thị trấn Chasiv Yar, vùng Donetsk đến Bakhmut, Ukraine, hôm 09/03/2023
Xe tăng T-64 của từ thị trấn Chasiv Yar, vùng Donetsk đến Bakhmut, Ukraine, hôm 09/03/2023

Theo nhận xét của sĩ quan tình báo Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ (USMC) đã nghỉ hưu là ông Scott Ritter cho biết trong một cuộc phỏng vấn với kênh YouTube Judging Freedom hôm 11/3, Ukraine sẽ cạn kiệt đạn dược trong những tháng tới, dẫn đến thất bại cuối cùng của họ.

Phương Tây không thể làm gì trước tình trạng thiếu đạn dược, cho dù có cố gắng thế nào, Ukraine sẽ hết đạn vào mùa hè này và khi điều đó xảy ra, mọi chuyện sẽ kết thúc. Theo cựu sĩ quan tình báo Mỹ, Ukraine sẽ ngừng nhận thiết bị phương Tây vào giữa mùa hè và Kiev sẽ bị đánh bại vào mùa thu.

Theo ông Ritter, Ukraine sẽ không kéo dài nổi trong cuộc xung đột cho đến cuối mùa hè. Quân đội Kiev sẽ hết đạn vào giữa hè, mà trong cuộc chiến pháo binh, nếu hết đạn, tất cả sẽ chết. Quân đội Ukraine sẽ nhanh chóng thất bại trong cuộc đấu pháo và buộc phải chấp nhận đầu hàng.

Đại tá quân đội Mỹ đã nghỉ hưu Douglas McGregor cũng chỉ trích gay gắt giới chức Washington đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi đánh giá thấp sức mạnh của Quân đội Nga và coi nhẹ những lợi thế chiến lược của Nga.

Trong khi phương Tây rêu rao về “tình trạng suy kiệt” của quân đội Nga, thì Moscow không ngừng gia tăng sức mạnh quân sự, điều hoàn toàn trái ngược với hình ảnh định kiến về đối thủ yếu kém trong kế hoạch của Washington, khi lao vào cuộc đối đầu với Nga.

Theo ông McGregor, Nga có mọi điều kiện để nhanh chóng mở rộng tiềm lực quân sự, bao gồm: Vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên vô tận, mức độ gắn kết xã hội cao và tiềm năng lớn về công nghiệp quân sự - những điều mà ngay cả Mỹ cũng không thể xem thường chứ đừng nói đến Ukraine.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ