Tỷ lệ dự trữ bằng đồng Dollar thấp nhất trong gần 30 năm qua

GD&TĐ -Dự trữ bằng đồng dollar ở mức thấp nhất trong gần 30 năm qua, chứng tỏ sức hút đồng tiền Mỹ ngày càng suy giảm.

Đồng dollar đang mất dần sức hấp dẫn?
Đồng dollar đang mất dần sức hấp dẫn?

Theo dữ liệu mới nhất do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố, tỷ trọng đồng dollar trong dự trữ ngoại hối toàn cầu đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần 30 năm.

Tỷ lệ nắm giữ đồng bạc xanh trong dự trữ được phân bổ đã giảm xuống 57,39% trong quý 3 năm 2024, mức thấp nhất kể từ năm 1995.

IMF không cung cấp số liệu thống kê cho những năm trước.

IMF đã đánh dấu xu hướng này vào tháng 6, khi ghi chú trong một blog chính thức rằng, sự suy giảm của việc tích trữ bằng đồng dollar đang diễn ra trong bối cảnh các quốc gia trên thế giới đang nỗ lực đa dạng hóa. Theo đó, tỷ trọng đồng euro tăng lên 20,02%, trong khi đồng yên tăng lên 5,5% trong cùng kỳ.

Dữ liệu cũng cho thấy, trong suốt 9 quý gần nhất, tỷ trọng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đã liên tục sụt giảm. Trong quý 3 năm nay, tỷ trọng đồng nhân dân tệ tăng lên 2,17%.

Ví dụ, trong khi dữ liệu cho thấy tỷ trọng của đồng dollar đã giảm đều đặn trong ba quý vừa qua, thì tỷ trọng của các loại tiền tệ "phi truyền thống" lại đang tăng lên.

Song, bất chấp xu hướng giảm, thống kê của IMF cho thấy cho đến nay đồng dollar vẫn là đồng tiền dự trữ phổ biến nhất, trong khi đồng euro đứng vững ở vị trí thứ hai.

Vị thế lâu đời của đồng bạc xanh như một loại tiền tệ thống trị thế giới đã bị đe dọa trong những năm gần đây do lo ngại về nợ công tăng cao của Mỹ và các lệnh trừng phạt mà Washington áp đặt lên các đối thủ của mình, bao gồm cả Nga.

Gánh nặng nợ của chính phủ liên bang Mỹ, vượt mốc 36 nghìn tỷ dollar trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang in tiền một cách yếu kém.

Là một phần của lệnh trừng phạt chống Nga sau khi xung đột Ukraine leo thang vào tháng 2 năm 2022, Mỹ đã yêu cầu cắt đứt các giao dịch bằng đồng dollar với các ngân hàng trung ương Nga.

Sau đó, Mỹ đã cấm xuất khẩu tiền giấy dollar sang Nga và là quốc gia đi đầu trong nỗ lực đóng băng tài sản của Nga ở nước ngoài.

Tạp chí Foreign Affairs đã viết vào tháng 6 rằng, các lệnh trừng phạt đối với Nga "chắc chắn đã khiến các ngân hàng trung ương khác tự hỏi liệu các quỹ dự phòng bằng dollar của riêng họ có bị khóa không nếu chính phủ của họ không hài lòng với Washington".

Trong khi đó, Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 16 của khối BRICS mới mở rộng năm nay đã nêu bật sự đồng thuận giữa các thành viên về sự cần thiết phải tăng cường sử dụng tiền tệ quốc gia trong thương mại, báo hiệu khả năng suy giảm sự thống trị của đồng dollar và điều này có thể sẽ không thể đảo ngược vào lịch sử.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ