Tuyên truyền về biên giới Quốc gia cho học sinh dân tộc Khmer

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Gần 100 em học sinh đang học tiếng Khmer tại nhà chùa Xẻo Cóc và chùa Tham Chu (Sóc Trăng) được tuyên truyền về biên giới Quốc gia.

Cán bộ biên phòng tuyên truyền về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia cho học sinh tại Chùa Tham Chu.
Cán bộ biên phòng tuyên truyền về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia cho học sinh tại Chùa Tham Chu.

Đồn Biên phòng Lai Hòa, Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Ban quản trị chùa Xẻo Cóc, xã Lai Hòa và chùa Tham Chu, xã Vĩnh Tân thuộc thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng), tổ chức tuyên truyền Chuyên đề giữ vững biên giới Quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho gần 100 học sinh, thiếu nhi đang học tiếng Khmer tại nhà chùa.

Bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia, xây dựng tuyến biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển là nội dung quan điểm chỉ đạo theo Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Tại buổi tuyên truyền, cán bộ đồn Biên phòng Lai Hòa giới thiệu về những vấn đề có liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, đường biên giới, mốc quốc giới, các văn bản pháp lý liên quan đến đường biên giới, mốc quốc giới; trách nhiệm của thế hệ trẻ, nhất là các em học sinh trong việc xây dựng và bảo vệ đường biên giới, mốc quốc giới, công cuộc xây dựng, quản lý và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.

Các em học sinh chăm chú nghe giảng.

Các em học sinh chăm chú nghe giảng.

Hoạt động tuyên truyền nhằm giáo dục, nâng cao kiến thức, nhận thức cho học sinh về truyền thống cách mạng, tình yêu quê hương, đất nước. Đồng thời qua đó giúp các em hiểu rõ hơn về đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia cũng như vai trò, ý nghĩa của nhiệm vụ quản lý và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ