Tuyển sinh 2019: Ngành công nghệ thông tin tiếp tục hấp dẫn

GD&TĐ - Ngành công nghệ thông tin (CNTT) nhiều năm nay vẫn giữ vững vị trí hàng đầu về nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp lẫn sự quan tâm của thí sinh. Theo nhiều chuyên gia, sức hấp dẫn của ngành CNTT chính là nhu cầu tuyển dụng nhân lực luôn cao, thêm nữa cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang giúp CNTT khẳng định vị thế.

Các ngành học liên quan đến CNTT luôn hấp dẫn giới trẻ. Ảnh: TG
Các ngành học liên quan đến CNTT luôn hấp dẫn giới trẻ. Ảnh: TG

Sức hút thời 4.0

Theo một phân tích mới đây, chỉ riêng tại TPHCM trong giai đoạn 2020 - 2025 thị trường sẽ cần thêm hơn 16.000 lao động ngành CNTT mỗi năm. Còn ở Hà Nội và các đô thị khang đang trên đà phát triển, tuy không bằng TPHCM nhưng tổng nhu cầu không hề nhỏ. Điều này đang tác động tích cực đến hoạt động đào tạo của các nhà trường, Đại học Mở Hà Nội đã nhận thấy điều đó từ sớm và triển khai đào tạo quy mô và chất lượng hợp lý.

TS Dương Thăng Long – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Hà Nội nhận định: Trong bối cảnh cạnh tranh mở mới các ngành học thì CNTT và những ngành đào tạo gần và liên quan đang khẳng định vị thế không thể thiếu. Cả nước đang hòa nhịp với cuộc CMCN 4.0, nhân lực CNTT không chỉ cần thiết cho các tập đoàn công nghệ mà còn không thể thiếu trong bất kỳ doanh nghiệp nào và cả khối các cơ quan hành chính sự nghiệp, các tổ chức hội, đoàn thể xã hội có ứng dụng công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả, tối ưu hóa chất lượng công việc. Đặc biệt một chính phủ điện tử đang hoạt động yêu cầu các cơ chế quản lý hành chính ở địa phương có những đổi thay nên nhân lực phục vụ lĩnh vực này cũng rất cần.

Theo dự báo, ngoài những công việc mang tính căn cốt của các kỹ sư CNTT như lập trình phần mềm, phát triển web, ứng dụng di động, chuyên gia mạng cho các tổ chức, doanh nghiệp… thì sinh viên CNTT còn có thể thử sức với rất nhiều công việc mới mẻ như thiết kế mạng lưới Internet vạn vật (IoT), kỹ sư hệ thống

machine - learing hay các công việc đến nghiên cứu ứng dụng dữ liệu lớn (Big Data) - đều là những vị trí đang rất “khát” nhân lực, kể cả ở những công ty tập đoàn công nghệ lớn. Đặc biệt, công nghệ thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR), và công nghệ trình diễn 3D mapping đang thu hút giới trẻ thích yêu CNTT.

Tư vấn tuyển sinh ngành CNTT với học sinh. Ảnh: TG
  • Tư vấn tuyển sinh ngành CNTT với học sinh. Ảnh: TG

Hấp dẫn sức sáng tạo

Những công việc luôn đòi hỏi sự sáng tạo, khám phá và làm mới trí tuệ của mình có lẽ cũng là điều đòi hỏi ở “dân IT”, nhiều bạn thành danh trong lĩnh vực này ý kiến rằng: Nếu kỹ năng chuyên môn đòi hỏi các IT rất khắt khe, nhưng bù lại thì mức đãi ngộ mà bạn nhận được sẽ đặc biệt xứng đáng. Chính vì thế, lĩnh vực CNTT vẫn đã và đang được người học quan tâm, minh chứng cho thấy số lượng các trường ĐH, CĐ đào tạo ngành này là rất lớn. Tại khu vực phía Nam có Trường Đại học Công nghệ thông tin, Trường Đại học Công nghệ TPHCM (HUTECH)... Miền Trung có Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Trường Đại học Duy Tân… còn phía Bắc là Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Công nghệ, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên ... là những địa chỉ được đông đảo thí sinh lựa chọn.

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội là một trong những trung tâm hàng đầu đất nước về đào tạo CNTT, trong đó Khoa Toán - Cơ - Tin là địa chỉ yêu thích và điểm đến mong muốn của những người muốn theo học ngành này. Tiến sĩ Minh Huyền - Phó trưởng Khoa Toán - Cơ - Tin học, cho biết: Hiện nay, có rất nhiều cơ sở đào tạo lĩnh vực CNTT, chất lượng ra sao cũng chưa có kiểm định. Nhưng ở Khoa Toán - Cơ – Tin, luôn coi trọng chất lượng để SV đã tốt nghiệp là đủ khả năng làm việc ở doanh nghiệp. Sinh viên ngay khi vừa vào năm thứ nhất đã có cơ hội tiếp xúc với doanh nghiệp để nắm bắt cơ hội việc làm. Tất cả SV đều được đi thực tập thực tế khi học xong các học phần cơ bản (hết năm thứ 2).

Thực tế cho thấy, trong lĩnh vực đào tạo CNTT, với đặc thù phần lớn sinh viên đều đam mê công nghệ nên ngay từ năm thứ 2 nhiều bạn đã bắt đầu theo các nhóm nghiên cứu của các thầy cô trong Khoa để học thêm kiến thức. Đến năm thứ 3, họ bắt đầu thực tập nghiên cứu, tham gia nghiên cứu phát triển sản phẩm theo đặt hàng từ doanh nghiệp như giải quyết các bài toán về xử lí dữ liệu tài chính, xử lí ảnh, văn bản tiếng Việt. Như ở Trường Đại học KHTN, các SV năm cuối có học lực khá trở lên có cơ hội làm khoá luận với các đề tài nghiên cứu ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là các lĩnh vực đang nóng như: Trí tuệ nhân tạo, Thống kê và Khoa học dữ liệu, kết hợp thực tập thực tế tự do nếu các em muốn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.