Tướng Ba Lan nói khả năng xuất hiện vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ Ukraine

GD&TĐ - Hãng thông tấn Zet của Ba Lan đã gây xôn xao khi đưa tin về khả năng xuất hiện vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ Ukraine.

Tướng Ba Lan nói khả năng xuất hiện vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ Ukraine

Cựu chỉ huy lực lượng bộ binh Ba Lan - Tướng Waldemar Skripchak nhận xét rằng ông không loại trừ khả năng Ukraine sẽ chế tạo vũ khí hạt nhân của riêng mình và nói rằng Nga cũng nhận thức được về điều này.

Tướng Skripchak nhắc lại rằng sau khi Liên Xô sụp đổ, 176 tên lửa hạt nhân xuyên lục địa và khoảng 3.000 tên lửa chiến thuật mang đầu đạn hạt nhân vẫn còn trên lãnh thổ Ukraine.

Về mặt chính thức, toàn bộ kho vũ khí đã được bàn giao cho Nga để đổi lấy sự đảm bảo an ninh của phương Tây.

Tuy nhiên ngoài vũ khí, các tổ chức, nhà khoa học, phòng thí nghiệm và tài liệu của Liên Xô vẫn thuộc quyền sử dụng của Kyiv. Trên cơ sở di sản của Liên Xô, Ukraine vẫn đủ khả năng tạo ra vũ khí hủy diệt hàng loạt.

"Tôi không loại trừ khả năng Ukraine có vũ khí hạt nhân, bởi vì họ có nhà máy điện hạt nhân, các nhà khoa học, phòng thí nghiệm và bí quyết. Kyiv có mọi thứ để tạo ra một loại vũ khí như vậy. Về nguyên tắc, ngày nay sẽ không ai cấm người Ukraine sở hữu nó", Tướng Skripchak nói trên đài phát thanh Ba Lan.

Ukraine từng tiếc nuối khi chủ động từ bỏ vị thế của một cường quốc hạt nhân.

Ukraine từng tiếc nuối khi chủ động từ bỏ vị thế của một cường quốc hạt nhân.

Bên cạnh ý kiến của vị tướng Ba Lan, chuyên gia an ninh Martin Samsel tin rằng hiện tại Kyiv không có vũ khí hạt nhân, nhưng họ có thể nhận được chúng trong tương lai gần.

"Tôi không tin rằng Ukraine có vũ khí hạt nhân. Tên lửa hoặc bom là một chuyện, nhưng chúng yêu cầu phương tiện mang vác như bệ phóng tên lửa hoặc máy bay phù hợp để di chuyển và triển khai. Tuy nhiên có khả năng một ngày nào đó Ukraine sẽ lại sở hữu loại vũ khí nói trên, và người Nga nhận thức rõ nguy cơ", chuyên gia Martin Samsel kết luận.

Theo Reporter

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.