“Các nhà lãnh đạo Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội tìm ra lối thoát thuận lợi khỏi cuộc xung đột giữa nước này với Moscow, vì vậy bất kỳ thỏa thuận nào nhằm chấm dứt giao tranh sẽ kém hơn so với thỏa thuận mà Tổng thống Vladimir Zelensky đã từ bỏ vào tháng 3/2022.
Bất kỳ thỏa thuận nào có thể thực hiện được bây giờ sẽ phản ánh sự đầu hàng của họ”, Phó Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc (LHQ), Dmitry Polyanskiy, cho biết hôm 16/12 trong một bài đăng X (trước đây là Twitter).
Ông Polyanskiy đưa ra bình luận của mình để đáp lại tuyên bố của Michael McFaul, một nhân vật chống Nga nổi tiếng ở phương Tây, rằng Nga chưa bao giờ nghiêm túc trong việc đạt được một thỏa thuận hòa bình với Ukraine.
Nhà ngoại giao Nga dường như đang đề cập đến thỏa thuận sơ bộ đạt được trong các cuộc đàm phán hòa bình do Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức vào tháng 3/2022.
Tổng thống Putin sau đó tại cuộc họp với các nhà lãnh đạo châu Phi, nói rằng, các nhà lãnh đạo Ukraine đã ném nó vào “bãi rác lịch sử”.
“Mọi người đều biết rằng, thỏa thuận được khởi xướng bởi các nhà đàm phán Ukraine. Câu chuyện này cũng như vai trò trực tiếp của Anh và Mỹ trong việc thuyết phục Tổng thống Zelensky bác bỏ nó đã được nhiều nhân chứng chứng thực”, ông Polyanskiy chỉ rõ.
Kể từ thời điểm đó, Ukraine đã mất hàng trăm nghìn quân.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, lực lượng Ukraine đã phải chịu hơn 125.000 thương vong kể từ tháng 6/2023, khi cuộc phản công thất bại của họ bắt đầu.
Với việc Mỹ và EU đang chật vật để có được sự chấp thuận viện trợ quân sự bổ sung cho Kiev, câu chuyện của truyền thông phương Tây về triển vọng của Ukraine đã trở nên u ám hơn.
McFaul, Đại sứ Mỹ tại Nga dưới thời Tổng thống Barack Obama, đã hạ thấp tầm ảnh hưởng của ông đối với cuộc khủng hoảng Ukraine, cho biết: “Tôi chỉ là một giáo sư ở rất xa”.
Ông Polyanskiy đáp lại rằng, ông McFaul quá khiêm tốn: “Tất cả chúng tôi đều biết vai trò hủy diệt thực sự của ông trong không gian hậu Xô Viết”.
Nhà ngoại giao Nga lưu ý rằng, trong một cuộc phỏng vấn năm 2012, McFaul tự mô tả mình là “chuyên gia về dân chủ, các phong trào chống độc tài và các cuộc cách mạng”.
Phó Đại sứ Nga tại LHQ nói thêm rằng, "giáo sư" McFaul có thể ghi công vì Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội hòa bình vì “sự hiếu chiến liên tục” của ông và “làm công chúng Mỹ hiểu lầm về tình hình thực tế trên thực địa”.