'Từ bỏ tiêm kích Su-35 là thiệt hại khó bù đắp'

GD&TĐ - Hiện tại hợp đồng mua Su-35 giữa Nga và Indonesia thực chất vẫn chưa bị hủy, bởi Jakarta chưa gửi yêu cầu chính thức tới Moskva.

'Từ bỏ tiêm kích Su-35 là thiệt hại khó bù đắp'

Indonesia được cho là đã ký hợp đồng mua máy bay chiến đấu Su-35 của Nga. Một thỏa thuận chung đã được ký kết với Moskva để cung cấp 11 tiêm kích với mức giá 1,15 tỷ USD.

Rất có lợi cho Jakarta khi chỉ một nửa khoản thanh toán dự kiến ​​sẽ ở dạng tiền tệ. Số dư còn lại được đề xuất trả thông qua một thỏa thuận thương mại liên quan đến các mặt hàng như dầu cọ, cà phê và cao su.

Đầu tư vào máy bay chiến đấu của Nga theo nhận xét sẽ mang lại lợi ích lớn cho Indonesia khi có thể đã thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp quốc phòng nội địa.

Ấn phẩm Bulgarian Military đưa ra sự tương đồng với việc New Delhi sản xuất máy bay chiến đấu Su-30MKI theo giấy phép của Nga nhưng được tùy chỉnh để đáp ứng nhu cầu của Không quân Ấn Độ, và điều này có thể xảy ra với Indonesia.

Tuy vậy thương vụ trên đang bị đình chỉ do vướng Đạo luật CAATSA của Mỹ, theo các chuyên gia nhận xét nếu Indonesia chính thức từ bỏ, đây sẽ là thiệt hại không thể bù đắp.

Không quân Indonesia sẽ lỡ cơ hội được sở hữu tiêm kích Su-35?

Không quân Indonesia sẽ lỡ cơ hội được sở hữu tiêm kích Su-35?

Lùi lại quá khứ, Đạo luật CAATSA được Tổng thống Donald Trump phê chuẩn vào năm 2017 đã đặt ra rào cản đối với nhiều quốc gia khác nhau đang tìm cách mua vũ khí Nga.

Theo Đạo luật CAATSA (Đạo luật chống lại đối thủ của Mỹ thông qua trừng phạt), những quốc gia tham gia vào giao dịch đáng chú ý với Triều Tiên, Iran hoặc Nga, đặc biệt là mua thiết bị quân sự, có thể phải chịu lệnh trừng phạt.

Trọng tâm của vấn đề nằm ở đây là khiến nhiều quốc gia rơi vào tình trạng không chắc chắn về kế hoạch mua tiêm kích, hệ thống phòng không, hay một số loại vũ khí tối tân của Nga.

Tuy nhiên bất chấp trở ngại của các lệnh trừng phạt theo Đạo luật CAATSA, ý định mua Su-35, Su-57, hệ thống phòng không, hay xe tăng do Nga sản xuất vẫn còn tồn tại.

CAATSA là luật liên bang của Mỹ ban hành năm 2017, mặc dù ông Trump đã ký luật này nhưng chính Tổng thống Mỹ cũng phải công nhận đạo luật này chưa đầy đủ hoặc thiếu sót.

Giới quan sát còn cho rằng trong quá trình vội vàng thông qua luật này, Quốc hội Mỹ đã đưa vào trong đó một số điều khoản bị nhận xét là vi hiến.

Điều đáng chú ý là hiện tại, những cảm nhận mặc dù rõ ràng hơn nhưng vẫn chỉ dừng lại ở ý kiến. Để hiểu rõ luật, cần có sự giải thích pháp lý để xác định bất kỳ sơ hở nào có thể xảy ra.

Ví dụ như một số phương tiện truyền thông ở Indonesia đã suy đoán rằng nước này có thể đàm phán một thỏa thuận mới về tiêm kích Su-35, có khả năng sở hữu chiếc tiêm kích này vào năm 2024, cho dù trước đó có tin họ đã phải hủy thỏa thuận.

Nhưng câu chuyện không kết thúc với Su-35. Theo một số nguồn tin, truyền thông Mỹ đã đồn đoán về kế hoạch của Indonesia để mua Su-35, hoặc thậm chí là loại Su-57 tiên tiến hơn - miễn là họ có thể vượt qua các hạn chế của Đạo luật CAATSA.

Quay lại tháng 3 năm 2020, hãng tin Bloomberg trích dẫn một nguồn tin ẩn danh từ chính quyền Tổng thống Trump cho biết Washington đã thuyết phục Jakarta hủy bỏ thương vụ mua Su-35, với lý do vi phạm Đạo luật CAATSA.

Sau một thời gian im lặng, Bộ Quốc phòng Indonesia cuối cùng đã giải thích lý do hủy hợp đồng Su-35 của Nga và chọn F-15 EX của Mỹ và Rafale của Pháp như giải pháp thay thế.

Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường phi đội sẵn sàng chiến đấu của Không quân Indonesia. “Như hiện tại, nhiều thành phần của phi đội, bao gồm cả máy bay phản lực F-5 Tiger đã sắp hết thời gian hoạt động".

"Tuy vậy nỗ lực thay thế F-5 Tiger bằng tiêm kích Sukhoi Su-35 đã bị cản trở bởi mối đe dọa từ các lệnh trừng phạt theo Đạo luật CAATSA và OPAC do Mỹ áp đặt”.

Nhưng thông cáo báo chí của Bộ Quốc phòng Indonesia vẫn khẳng định: “Việc bổ sung các thiết bị quốc phòng mới, đặc biệt là máy bay chiến đấu, là rất cần thiết để thay thế những tiêm kích cũ khi chúng hết thời gian hoạt động”.

Trong khi thông báo sơ bộ đề cập đến việc mua những chiếc Mirage 2000 đã qua sử dụng của Qatar - một thỏa thuận mà Indonesia chính thức hủy bỏ vào đầu năm 2024 - thì cơ hội mua Su-35 hoặc thậm chí Su-57 dường như không hoàn toàn bị loại bỏ.

Theo Tạp chí Military Watch (WM) vào tháng 7 năm 2023, Indonesia đang tìm cách mua Su-35 một cách an toàn, tức là có thể sở hữu chiến đấu cơ này mà không bị trừng phạt.

Tờ MWM nói rõ: “Có tin đồn mạnh mẽ rằng Indonesia đang cố gắng tìm cách mua Su-35 hoặc có thể là một máy bay chiến đấu tiên tiến khác của Nga, một khi họ tìm ra cách vượt qua các lệnh trừng phạt của Mỹ và đảm bảo thanh toán an toàn với Nga”.

Ấn phẩm MW giải thích thêm: “Kể từ giữa năm 2022, chính quyền trung ương Moskva đã thực hiện nhiều biện pháp để bảo vệ nền kinh tế của mình khỏi tác động từ phương Tây".

"Các lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu chống lại Nga thường xuyên được nhắc đến như một sự biện minh cho những gì đang diễn ra”.

Với thực tế trên, có lẽ Nga đã chuẩn bị sẵn một cách thức thanh toán nào đó cho đối tác để họ có thể trả tiền mua vũ khí một cách an toàn, không bị gây khó dễ bởi những định chế tài chính phương Tây.

Vấn đề còn lại thuộc về chính quốc gia khách hàng, họ phải làm sao nỗ lực thuyết phục Mỹ chấp nhận thương vụ mua bán vũ khí với Nga và không phải chịu lệnh trừng phạt, tương tự như những gì Ấn Độ đang làm hiện nay.

Khả năng cơ động siêu việt của tiêm kích Su-35S.

Theo Bulgarian Military

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.