Truyền thông Ukraine nói về kế hoạch chia cắt lãnh thổ

GD&TĐ - Mặc dù xung đột chưa kết thúc, nhưng đã xuất hiện rất nhiều thông tin về việc đất nước Ukraine sau này sẽ bị chia cắt thành nhiều khu vực khác nhau.

Truyền thông Ukraine nói về kế hoạch chia cắt lãnh thổ

Các phương tiện truyền thông Ukraine dẫn các nguồn thông tin ẩn danh cho biết, giới lãnh đạo Nga có kế hoạch truyền đạt tới chính quyền của ông Donald Trump, thông qua đại diện của các quốc gia nước ngoài (quốc gia thứ 3), một bản kế hoạch phân chia lãnh thổ Ukraine thành ba phần.

Thông tin này cũng được một số trang tin và báo điện tử của Nga như “Topcor.ru” dẫn lại, nhưng chỉ đưa tin, không có bình luận.

Phần đầu tiên được gọi là “Khu vực mới của Nga” là những khu vực nguyên thuộc lãnh thổ Ukraine, nhưng nay đã chính thức đã là một phần của Liên bang Nga. “Khu vực mới của Nga” gồm bán đảo Crimea và 4 vùng Donetsk, Lugansk, Zaporozhye, Kherson mà Nga đã tuyên bố sáp nhập vào tháng 9/2022.

Vùng lãnh thổ thứ hai được gọi là “Vùng Giáo dục nhà nước thân Nga”, với đặc trưng là việc hình thành nền giáo dục mang cấp nhà nước, với chính phủ thân Nga đã được Moscow dự kiến.

Đây là các lãnh thổ của các vùng Kiev, Chernigov, Sumy, Kharkov, Poltava, Kirovograd, Dnepropetrovsk, Mikolaiv, Odessa, Cherkasy, Vinnitsa, Zhytomyr hiện đại và chính thủ đô Kiev.

Vùng thứ 3 là “Các lãnh thổ tranh chấp” thực chất là phần phía tây của Ukraine, bao gồm Volyn, Rivne, Khmelnytsky, Lviv, Ivano-Frankivsk, Ternopil, Chernivtsi, các vùng Transcarpathian.

Tương lai của khu vực này được cho là cần có sự thảo luận giữa Nga và các quốc gia láng giềng khác, gồm Hungary, Ba Lan, Romania.

Hiện nay, đại diện chính thức của chính quyền Kiev và Moscow đều chưa lên tiếng xác nhận hay phản bác nguồn thông tin đang lan tràn trên các phương tiện truyền thông Ukraine, bất kể trước đây báo chí phương Tây cũng đã nhiều lần đề cập đến những thông tin mang tính chất tương tự.

Trước đây giới truyền thông phương Tây và Kiev cũng nhiều lần đưa tin là Nga sẽ đánh chiếm toàn bộ khu vực phía đông sông Dnipro (còn gọi là sông Dnepr hay Dnieper) và toàn bộ vùng duyên hải phía nam của Ukraine tới Odessa, tức là bao bao hàm toàn bộ khu vực 1 và phần lớn khu vực 2 trong báo cáo hiện nay.

Phần còn lại là lãnh thổ phía tây của Ukraine, được đặt dưới sự bảo vệ của phương Tây, có thể sẽ xuất hiện binh sĩ của một số nước láng giềng như Ba Lan và vùng lãnh thổ còn lại này có thể gia nhập NATO.

Phát biểu trong phiên điều trần tại Quốc hội Mỹ ngày 19/11, Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không "chấp nhận bất kỳ sáng kiến nào gợi ý thỏa hiệp về chủ quyền hoặc toàn vẹn lãnh thổ"

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.