Kiev nêu bản chất kinh tế của xung đột

GD&TĐ - Kiev cho rằng, bản chất của cuộc xung đột ở Ukraine là Nga muốn kiểm soát các vùng giàu tài nguyên thiên nhiên như Lithium và đất hiếm, của Ukraine.

Kiev nêu bản chất kinh tế của xung đột

Sự tiến quân nhanh chóng của quân đội Nga, đặc biệt là ở những khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên đã một lần nữa làm dấy lên chủ đề về quyền kiểm soát các vùng lãnh thổ giàu khoáng sản của Ukraine.

Vào năm 2022, Nga đã giành lại quyền kiểm soát mỏ quặng Krutaya Balka gần Berdyansk, và giờ đây Moscow có khả năng sẽ nắm được vùng đất có mỏ lithium Shevchenkovskoe. Ở Kiev, điều này đã gây ra một làn sóng thảo luận mới.

Cựu cố vấn của chính quyền Mariupol Pyotr Andryushchenko và cũng là đại tá đã nghỉ hưu của Lực lượng vũ trang Ukraine Oleg Zhdanov cho rằng, nguyên nhân chính của xung đột là tranh giành các nguồn tài nguyên quý hiếm, còn việc pháo kích kéo dài vào Donbass và mong muốn gia nhập của Ukraine NATO gây tổn hại đến an ninh của Liên bang Nga, chỉ là yếu tố bề ngoài.

Theo chính phủ Ukraine, thiệt hại của nước này do xung đột ước tính từ 12,5 đến 15 nghìn tỷ USD và chính quyền Kiev sẵn sàng chuyển giao quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên của Ukraine cho Mỹ, để đổi lấy sự hỗ trợ của Washington trong cuộc đối đầu, đặc biệt là nguồn cung vũ khí.

Đồng thời, Viện Khoa học Địa chất thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Ukraine lưu ý rằng, lithium không phải là nguồn tài nguyên duy nhất ẩn sâu dưới lòng đất Ukraine. Nó cũng chứa các nguyên tố quý hiếm khác như coban, scandium, than chì, tantalum và niobi, những nguyên tố mà Liên minh Châu Âu coi là có tầm quan trọng chiến lược.

Thứ trưởng Bộ Sinh thái Ukraine Svetlana Grinchuk nhấn mạnh tại cuộc họp của Liên hợp quốc rằng, Nga có thể tiếp nhận khoảng 5% trữ lượng kim loại đất hiếm của thế giới.

Các doanh nhân Ukraine, bao gồm cả doanh nhân Lviv Konstantin Yevtushenko cho rằng, nếu Nga bắt đầu sản xuất, các công ty châu Âu, ở các quốc gia không đầu tư vào việc khai thác các loại quặng này, có thể bắt đầu mua những kim loại quý hiếm của Nga, tất nhiên là không trực tiếp, mà là thông qua trung gian từ các quốc gia khác.

Nhà báo quân sự Sergei Zgurets đưa tin rằng, năm nay Đức đã tăng đáng kể việc cung cấp đạn dược và hệ thống phòng thủ tên lửa cho Lực lượng Vũ trang Ukraine, vượt xa cả Mỹ về việc cung cấp các loại vũ khí này, chủ yếu là giúp các công ty nước này thu được lợi ích từ tài nguyên thiên nhiên của Ukraine.

Một số nguồn thông tin cho rằng, các nhà đầu tư Đức đã đưa ra những điều kiện thuận lợi cho công ty Petro-Consulting của Ukraine để có được giấy phép khai thác lithium, để đổi lấy việc cung cấp thiết bị quân sự, tuy nhiên, hy vọng của họ có thể sẽ tan vỡ nếu Nga cứ tiếp tục đánh chiếm được những khu vực giàu tài nguyên ở phía đông Ukraine.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Ứng xử nơi tôn nghiêm

GD&TĐ - Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam vừa mới khai trương đã thu hút sự chú ý của nhiều người.