Truyền thông nói không với bạo lực học đường cho học sinh tiểu học

GD&TĐ - Chương trình “Nói không với bạo lực học đường” tại Trường Tiểu học Trần Văn Dư (Đà Nẵng) nhằm xây dựng lối sống văn hóa, môi trường giáo dục lành mạnh.

Học sinh Trường Tiểu học Trần Văn Dư trong Chương trình “Nói không với bạo lực học đường".
Học sinh Trường Tiểu học Trần Văn Dư trong Chương trình “Nói không với bạo lực học đường".

Ngày 18/3, Trường Tiểu học Trần Văn Dư (quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) tổ chức Chương trình trang bị kỹ năng sống với chủ đề “Nói không với bạo lực học đường - Hướng đến ngày Quốc tế hạnh phúc”.

Theo đó, 1.500 học sinh Trường Tiểu học Trần Văn Dư đã được diễn giả, Th.S Lệ Chi - chia sẻ, cung cấp kiến thức để hiểu biết về các nhóm hành vi biểu hiện của bạo lực học đường, tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới bạo lực học đường, đề xuất các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn...

Chương trình với sự tham gia của 1.500 học sinh.

Chương trình với sự tham gia của 1.500 học sinh.

ThS Lệ Chi cũng đã đưa ra thông điệp thực tế và vô cùng ý nghĩa về tình bạn đẹp trong học đường, cùng với việc dẫn chứng câu chuyện truyền cảm hứng sâu sắc, chạm đến cảm xúc của các bạn học sinh đã giúp các em nhận thức dễ dàng và ghi nhớ các cách thức để xử lý tình huống một cách thông minh linh hoạt và kiểm soát cảm xúc.

ThS Lệ Chi đã chia sẻ, những lời khuyên bổ ích nhằm nâng cao nhận thức trong mỗi bạn học sinh như: Hãy luôn Tôn trọng sự khác biệt; Kiến tạo Ngày thứ 2 xí xoá… Trong đó, các em học sinh hãy viết lên những suy nghĩ của bản thân về lời xin lỗi vì đã làm bạn mình tổn thương dù chỉ là một lời nói hay hành động nhỏ, lời xin lỗi được viết vào cuối tuần sẽ giúp chúng ta có thời gian suy nghĩ kỹ về hành động đó đã làm bạn mình buồn như thế nào và sáng thứ 2 sẽ mang lên trao cho bạn cùng một món quà nhỏ xinh ghi nhận sự chân thành và mong muốn được thứ lỗi, kết nối và hiểu nhau hơn.

Các em học sinh được giải đáp thắc mắc, nhận những lời khuyên bổ ích nhằm nâng cao nhận thức trong mỗi bạn học sinh.

Các em học sinh được giải đáp thắc mắc, nhận những lời khuyên bổ ích nhằm nâng cao nhận thức trong mỗi bạn học sinh.

“Chỉ cần như vậy chúng ta sẽ tạo nên một môi trường đoàn kết, biết yêu thương và dần dần gỡ được những nỗi buồn trong lòng của các bạn bị tổn thương, hoá giải những hiềm khích và hạn chế những phản kháng không đáng có trong môi trường học đường. Kể cả bạn bị tổn thương, bạn cũng hãy mạnh mẽ thể hiện điều mình suy nghĩ trong ngày thứ 2 xí xoá đó”, ThS Lệ Chi cho hay.

Tại chương trình, nhiều em học sinh đã chia sẻ về những nỗi buồn, sự tổn thương và mong muốn được nói lên tiếng nói của mình, muốn được bạn yêu thương và thấu hiểu mình nhiều hơn. Từ những câu chuyện nhỏ đã vẽ nên những bức tranh thật đẹp cho một tình bạn mới khăng khít và yêu thương nhiều hơn.

Em Hoàng Phi (đứng giữa) cùng với 2 người bạn của mình.

Em Hoàng Phi (đứng giữa) cùng với 2 người bạn của mình.

Em Hoàng Phi – học sinh lớp 3, đã tâm sự về hai bạn nhỏ mà bạn rất quý mến và mong được hai bạn chơi cùng mình thay vì tách biệt với Hoàng Phi. Cái nắm tay, lời tâm sự vô tư nhưng cũng đầy xúc động. Cả trường vỡ oà cảm xúc sau mỗi lời các em chia sẻ.

Cô giáo Nguyễn Thị Em - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Văn Dư cho hay, đây là hoạt động nhằm góp phần xây dựng lối sống văn hóa, môi trường giáo dục lành mạnh trong nhà trường. “Qua hoạt động ý nghĩa này, cô tin tưởng rằng cùng với thầy cô và phụ huynh, trường học chúng ta sẽ luôn là môi trường thật lành mạnh, đầy hạnh phúc và chan hoà đối với các em học sinh, lan toả những câu chuyện đẹp, những tình bạn đẹp”, cô Em nhấn mạnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà thơ Mai Văn Phấn đọc thơ tại Thư viện Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: NVCC

Khi thơ đương đại vẫy gọi, quyến rũ

GD&TĐ - Sáng tác thơ trong bối cảnh hiện nay, khi các nguyên tắc cổ điển ngày càng được nới lỏng để phù hợp với sự thay đổi trong tư duy và thị hiếu thẩm mỹ