Truyền cảm hứng cho kỹ sư, nhà khoa học tương lai

GD&TĐ - Tọa đàm “Nữ kỹ sư & Nhà khoa học tương lai” tổ chức sáng 7/5/2022 nằm trong khuôn khổ chuỗi hoạt động nổi bật của Dự án Nữ kỹ sư tương lai – Định hướng nghề nghiệp và tăng cường kết nối.

Diễn giả Trần Thị Thu Phương.
Diễn giả Trần Thị Thu Phương.

Tại cuộc tọa đàm “Nữ kỹ sư & Nhà khoa học tương lai” tổ chức tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, nữ sinh viên Bách khoa đã được các diễn giả, vốn là cựu sinh viên khoa học kỹ thuật từ các trường đại học uy tín trong và ngoài nước, chia sẻ về con đường đi đến thành công của họ hôm nay.

Nhiều băn khoăn của các nữ kỹ sư và nhà khoa học tương lai đã được các diễn giả giải đáp, chia sẻ từ trải nghiệm của chính mình.

Tọa đàm được sự đồng ý tổ chức của Ban giám hiệu Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, sự phối hợp hỗ trợcủa Chi hội Nữ trí thức Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội; sự tài trợ của Đại sứ quán Hoa Kỳ và Mạng lưới cựu sinh Chính phủ Hoa Kỳ trong khuôn khổ Quỹ tài trợ nhỏ dành cho cựu sinh (Alumni Small Grant), Mạng lưới Hiệu quả Năng lượng Việt Nam EEN-Vietnam và 3 cựu sinh người Việt đã học tập tại Mỹ.

Đại biểu và diễn giả chụp ảnh kỉ niệm.

Đại biểu và diễn giả chụp ảnh kỉ niệm.

Cuộc toạ đàm này nằm trong khuôn khổ chuỗi hoạt động nổi bật của Dự án Nữ kỹ sư tương lai – Định hướng nghề nghiệp và tăng cường kết nối. Trong lời phát biểu khai mạc, bà Trần Thị Thu Phương – Tổng giám đốc Công ty TNHH doanh nghiệp xã hội bền vững Việt Nam VSSE cho biết: “Hướng tới tầm nhìn bình đẳng giới trong ngành kỹ thuật, Dự án kỳ vọng góp phần kiến tạo thế hệ n k sư tài năng tại Việt Nam thông qua tư vấn định hướng nghề nghiệp và tạo cơ hội kết nối chuyên gia dành cho các sinh viên nữ theo học tại các trường kỹ thuật tại Việt Nam.

GS.TS Lê Minh Thắng – Giảng viên cao cấp Viện kỹ thuật hóa học, Chi hội trưởng Chi hội Nữ trí thức Đại học Bách Khoa Hà Nội đánh giá cao mục tiêu của Dự án và cho rằng chuỗi hoạt động của Dự án là một chương trình có ý nghĩa, phù hợp với nữ sinh viên Đại học Bách Khoa và cũng phù hợp với chủ trương của Đại học Bách Khoa khuyến khích nữ sinh viên tham gia vào các ngành đào tạo khoa học kỹ thuật.

Mở đầu buổi tọa đàm, PGS. TS Nguyễn Phạm Thục Anh, Giảng viên cao cấp, Trường Điện – Điện tử - Đại học Bách Khoa chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo đáp ứng với công nghệ 4.0.

Bà khẳng định: Nghiên cứu khoa học không phải là đặc quyền của nam sinh viên. Cần tham gia nghiên cứu khoa học càng sớm càng tốt, kể cả từ năm thứ nhất; Nghiên cứu khoa học cũng có tác động tích cực trở lại với việc học tập, ngược lại, ngay từ bài giảng trên lớp đã có thể xuất hiện ý tưởng nghiên cứu khoa học, và sau này là từ nhu cầu học hỏi khoa học công nghệ mới, từ việc hợp tác Nghiên cứu khoa jojc.

Bà Đinh Hoài Giang – Tổng giám đốc điều hành công ty cổ phần vật liệu xây dựng Secoin cũng khẳng định: Giới tính không quyết định nghề nghiệp. Nói về góc nhìn của một nhà tuyển dụng, bà Giang cho rằng nhân lực nữ có rất nhiều tố chất là lợi thế trong công việc bởi sức bền, tính kiên trì và sự dẻo dai. Vấn đề là phải biết cân bằng giữa công việc và cuộc sống, luôn nâng cao tri thức và khả năng tư duy, kỹ năng giải quyết vấn đề, có thái độ làm việc tích cực và kiên định cống hiến.

Các diễn giả của toạ đàm.

Các diễn giả của toạ đàm.

PGS.TS Nguyễn Thị Loan –Giảng viên cao cấp khoa Môi trường, ĐHKHTN-ĐHQG Hà Nội tâm sự một cách chân thành từ chính cuộc đời học tập và làm khoa học của mình: Phải đặt mục tiêu sớm và quyết tâm đạt được nó; Thành công bước đầu sẽ là viên gạch đầu tiên trên con đường sự nghiệp; Việc học là không bao giờ dừng, ngay cả khi mình tưởng đã đến đỉnh cao; nắm bắt cơ hội và mở rộng mạng lưới làm việc của mình.

Diễn giả Trần Thị Thu Phương – Tổng giám đốc VSSE đã cuốn hút các nữ sinh viên bởi phong cách hoạt bát, trẻ trung, hiện đại, với những nội dung khá hấp dẫn: Hành trang ứng tuyển thành công. Hành trang ấy chính là hiểu biết về con đường phát triển sự nghiệp của những người đi trước, thu nhận từ họ nguồn năng lượng tích cực cho nỗ lực cá nhân của mình. Họ - những người đi trước thành công chính là những người truyền cảm hứng cho mình, cho mình tầm nhìn, cho mình phát triển.

GS.TS Lê Minh Thắng là một nhà khoa học nữ rất thành công của Đại học Bách Khoa  Hà Nội. Cuộc sống và sự nghiệp của bà tại đây từ khi còn là sinh viên đến lúc trở thành GS, Giảng viên cao cấp đã là một minh chứng về sự thành công ấy.

Bằng cách nói giản dị chân thành của mình, GS Lê Minh Thắng đã chia sẻ với các bạn nữ sinh viên Đại học Bách Khoa về con đường học và phát triển tri thức của một nữ kỹ sư, một nhà khoa học; về kinh nghiệm học tập và làm việc, những khó khăn vất vả và sau đó là niềm tự hào hạnh phúc của một cựu sinh viên ngành khoa học kỹ thuật.

Em Phạm Thị Thu Trang - sinh viên năm thứ nhất Khoa Kỹ thuật Hóa Dược, Viện kỹ thuật hóa học, em Nguyễn Huyền Trang – Khoa Thực phẩm, Viện công nghệ sinh học và công nghiệp thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội khi tham dự tọa đàm này đều có suy nghĩ như nhau: Trước khi đỗ ĐH với điểm cao, chúng em đã được tư vấn và tìm hiểu về ngành nghề mình theo học ở ĐH, nhưng cũng chỉ có mong muốn về cơ hội việc làm tốt sau này. Khi đến đây nghe các cô chia sẻ, chúng em đã hiểu hơn nhiều về lựa chọn của mình. Các cô không chỉ truyền kinh nghiệm và cho chúng em những lời khuyên bổ ích, mà còn truyền cảm hứng cho chúng em trên con đường trở thành nữ kỹ sư, nhà khoa học tương lai.

Trong vai trò phối hợp tổ chức tọa đàm, GS Lê Minh Thắng cũng hi vọng thông qua tọa đàm này, các nữ sinh viên tham dự sẽ được nâng cao nhận thức về định hướng phát triển nghề nghiệp, tạo động lực giúp thế hệ nữ sinh viên tiếp tục phấn đấu, đóng góp cho sự phát triển khoa học công nghệ của đất nước.

Được biết, những hoạt động tương tự trong chuỗi hoạt động của Dự án “Nữ kỹ sư tương lai – Định hướng nghề nghiệp và Tăng cường kết nối” sẽ được tổ chức tiếp tục tổ chức tại một số trường đại học chuyên ngành khoa học kỹ thuật khác trong cả nước.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.