Trường học tại TPHCM phải thành lập tổ tư vấn tâm lý học sinh

GD&TĐ - Sở GD&ĐT TPHCM yêu cầu các trường phải thành lập tổ tư vấn để hỗ trợ, giúp đỡ học sinh khi các em gặp các vấn đề về tâm lý.

Học sinh Trường Tiểu học Hòa Bình (quận 1) tham gia hoạt động "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui" với chủ đề Phòng chống bạo lực học đường.
Học sinh Trường Tiểu học Hòa Bình (quận 1) tham gia hoạt động "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui" với chủ đề Phòng chống bạo lực học đường.

Trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị và công tác học sinh sinh viên năm học 2022-2023, Sở GD&ĐT TPHCM yêu cầu trường học phải thành lập, chú trọng phát huy vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ tư vấn, trong tình hình ngày càng nhiều học sinh gặp vấn đề tâm lý trong quá trình học hoặc bị ảnh hưởng bởi Covid-19.

Trường học phải nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tư vấn học đường, từng bước tiến tới chuyên nghiệp hoá hoạt động trợ giúp, tư vấn tâm lý học đường, không để xảy ra những sự cố đáng tiếc liên quan đến tâm lý của học sinh, sinh viên.

Ngoài ra, Sở GD&ĐT khuyến khích trường học ký hợp đồng chuyên trách cán bộ, giáo viên, chuyên gia có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp trong việc tư vấn tâm lý.

Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM Dương Trí Dũng yêu cầu các cơ sở giáo dục phải chủ động xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành về giáo dục sức khỏe tâm thần cho học sinh với ngành Y tế, Lao động-Thương binh và Xã hội và các ngành liên quan tại địa phương. Cùng với đó là tăng cường phối hợp với các tổ chức, kết nối giữa nhà trường và gia đình trong hoạt động tuyên truyền, giáo dục, tư vấn và chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh.

Tổ chức các hội thảo, hội nghị, lớp bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ công tác tư vấn tâm lý học sinh đối với cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm, hợp đồng chuyên trách công tác tư vấn tâm lý và các cán bộ Đoàn, Đội, giáo viên chủ nhiệm, các thành viên khác thực hiện công tác tư vấn tâm lý trong nhà trường.

Nâng cao kiến thức và kỹ năng để học sinh, sinh viên tự giải quyết các khó khăn, căng thẳng, khủng hoảng tạm thời về tâm lý, phát huy tiềm năng, năng lực học tập của bản thân; bảo vệ học sinh, sinh viên trước nguy cơ bị xâm hại, bị bạo lực, phòng tránh các tệ nạn xã hội, hạn chế tình trạng học sinh, sinh viên bỏ học, vi phạm pháp luật.

Đặc biệt, các trường cần theo dõi, đôn đốc triển khai hiệu quả hệ thống cung cấp, cập nhật thông tin về phòng, chống bạo lực học đường, từng bước áp dụng mô hình “Xây dựng mối quan hệ tôn trọng và bình đẳng trong trường học”, “trường học an toàn, thân thiện và bình đẳng”, “trường học hạnh phúc”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rafaelson được đồn đoán đã nhập tịch Việt Nam thành công.

Rafaelson nhập tịch thành công?

GD&TĐ - Theo nguồn tin đáng tin cậy, Nam Định FC đã đăng ký tiền đạo Rafaelson dưới dạng nội binh ở V-League 2024/25.

Nước ngập sâu, nhiều nơi ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn ngập 2-3m. Ảnh NVCC.

Sinh viên chung tay hướng về vùng lũ

GD&TĐ - Không chỉ những người trong tâm bão mất ngủ vì lũ lụt mà những sinh viên xa nhà cũng lo lắng, ngóng trông về gia đình và quê hương.