Trường ĐH Sư phạm TPHCM tổ chức hội thảo về sức khỏe tinh thần trẻ vị thành niên

GD&TĐ - Ngày 27/12, Trường ĐH Sư phạm TPHCM tổ chức Hội thảo khoa học “Chăm sóc sức khỏe tinh thần” với sự tham dự của nhiều chuyên gia đầu ngành.

GS Huỳnh Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TPHCM phát biểu tại hội thảo.
GS Huỳnh Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TPHCM phát biểu tại hội thảo.

Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học chỉ ra rằng sức khỏe tinh thần là vấn đề lớn cần được chăm sóc, đặc biệt ở lứa tuổi vị thành niên.

Theo GS Huỳnh Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TPHCM, hội thảo nhằm chia sẻ, hỗ trợ kiến thức, kỹ năng và mô hình dịch vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần cho đội ngũ làm công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần và các đối tượng có liên quan sau dịch Covid-19, thảo luận và đề xuất các giải pháp chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người dân tại TPHCM nói riêng, các tỉnh lân cận nói chung, hướng đến mục tiêu cung cấp và phát triển dịch vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần toàn diện.

Tham luận của các chuyên gia, đại biểu tại hội thảo chỉ ra sự hỗ trợ của những thiết bị hiện đại, những phương pháp trị liệu tâm lý, cùng sự tận tâm với nghề của những chuyên gia y tế, tâm lý học kỹ thuật, tâm lý học sức khỏe, tâm lý học trường học sẽ tạo nên những bước phát triển vượt bậc trong việc điều trị, chăm sóc sức khỏe tinh thần, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người. Cần có những chính sách lớn, đồng bộ để phát triển và thúc đẩy hoạt động tư vấn, chăm sóc, trị liệu sức khỏe tinh thần cho sinh viên, trẻ vị thành niên.

Tại hội thảo, nhiều chuyên gia tâm lý cũng đã nêu ra những con số về tỉ lệ trầm cảm, rối loạn âu lo, thậm chí là tự hủy hoại bản thân của trẻ vị thành niên khi không nhận được sự hỗ trợ, can thiệp về tâm lý sớm.

Đơn cử, học viên cao học Lâm Thanh Nghĩa cùng cộng sự Đỗ Tất Thiên của Trường ĐH Sư phạm TPHCM khi khảo sát 604 sinh viên tại TP trong thời điểm dịch Covid-19 cho thấy sinh viên có nguy cơ trầm cảm nặng là 43,2%, trầm cảm trung bình 32,2%, nhẹ là 19%.

Tương tự, Th.S Mai Thị Mỹ Hạnh, Phó trưởng Khoa Tâm lý học- Trường ĐH Sư phạm TPHCM cho biết theo kết quả khảo sát thực trạng hành vi tự huỷ hoại bản thân của 3.400 trẻ vị thành niên ở các đô thị phía Nam Việt Nam, có khoảng 37% trẻ có nguy cơ tự huỷ hoại bản thân. Kết quả nghiên cứu sâu hơn cho thấy 6,1% (213 trẻ) cố ý tự thực hiện hành vi gây hại, gây tổn thương, thương tích chính mình.

Quang cảnh hội thảo.

Quang cảnh hội thảo.

Từ thực trạng nêu trên, nhóm nghiên cứu gồm GS Huỳnh Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TPHCM và PGS.TS Nguyễn Thanh Hiệp, Hiệu trưởng Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã đưa ra những khuyến nghị về mặt chính sách tại TPHCM nhằm hướng đến việc chăm sóc sức khoẻ tinh thần cho sinh viên, trẻ vị thành niên tốt hơn.

Theo đó, nhóm nghiên cứu kiến nghị xây dựng mô hình chăm sóc sức khoẻ tâm thần dựa vào cộng đồng; cải thiện số lượng và chất lượng dịch vụ có sự phối hợp trên địa bàn thành phố; xây dựng hệ thống chăm sóc đại trà và chăm sóc chuyên biệt về sức khoẻ tâm thần hậu Covid-19; đầu tư vào các công trình nghiên cứu toàn diện về sức khoẻ tâm thần tại TP để đưa ra các định hướng, chiến lược và phương án sát với thực tiễn, nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ sức khoẻ cho người dân trên phương diện đa ngành…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.