Trường ĐH phải làm gì để triển khai Luật mới?

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

4 nội dung gồm: Xây dựng đề án/kế hoạch thực hiện tự chủ; thành lập/kiện toàn Hội đồng trường (HĐT); nâng cao năng lực quản trị; tổ chức truyền thông.

Thành lập/kiện toàn Hội đồng trường trước 31/12/2019

Về xây dựng đề án/kế hoạch thực hiện tự chủ, các trường cần rà soát các điều kiện thực hiện quyền tự chủ theo quy định của Luật để xây dựng đề án/kế hoạch đảm bảo phù hợp năng lực, sứ mệnh của cơ sở GDĐH. Đồng thời, xây dựng kế hoạch về tự chủ, xác định lộ trình thực hiện tự chủ hoàn toàn trên các phương diện: hoạt động chuyên môn, tài chính, nhân sự.

Với việc thành lập mới Hội đồng trường (trường ĐH công lập): Hiệu trưởng thống nhất với đại diện cơ quan trực tiếp quản lý về số lượng, thành phần, cơ cấu của HĐT. Hiệu trưởng tổ chức quy trình bầu Chủ tịch HĐT và các thành viên HĐT. Hiệu trưởng trình cơ quan trực tiếp quản lý ra quyết định công nhận HĐT, Chủ tịch HĐT. Hiệu trưởng đang đương nhiệm được tiếp tục đến hết nhiệm kỳ.

Về kiện toàn Hội đồng trường (trường ĐH công lập): Chỉnh sửa quy chế tổ chức và hoạt động của trường theo quy định của Luật, trong đó quy định số lượng, thành phần, cơ cấu của HĐT. Chủ tịch HĐT tổ chức kiện toàn HĐT theo quy định của Luật và trình cơ quan trực tiếp quản lý ra quyết định công nhận HĐT, Chủ tịch HĐT. Hiệu trưởng đang đương nhiệm được tiếp tục đến hết nhiệm kỳ.

Thành lập Hội đồng trường ở Trường ĐH tư thục: Hội nghị nhà đầu tư (NĐT) hoặc chủ sở hữu (CSH) xác định số lượng, cơ cấu HĐT; cử hoặc bầu theo tỷ lệ vốn góp đối với: đại diện NĐT, thành viên trong và ngoài trường ĐH.

Người có tỷ lệ vốn góp cao nhất trong số các thành viên tham gia HĐT chủ trì việc bầu chủ tịch HĐT, đề nghị hội nghị NĐT hoặc CSH ra quyết định công nhận HĐT và chủ tịch HĐT.

NĐT có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho HĐT tổ chức thực hiện quy trình thành lập HĐT, bầu chủ tịch HĐT của nhiệm kỳ kế tiếp.

Ảnh minh họa
 Ảnh minh họa

Thành lập Hội đồng trường ở trường ĐH tư thục hoạt động không vì lợi nhuận: Hội nghị NĐT hoặc CSH xác định số lượng, cơ cấu HĐT; cử hoặc bầu đại diện NĐT tham gia HĐT, trong đó, xác định người chủ trì thực hiện quy trình thành lập HĐT, bầu chủ tịch hội HĐT.

Người chủ trì có trách nhiệm tổ chức hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu của trường ĐH bầu đại diện GV, người LĐ và các thành viên ngoài trường tham gia HĐT; tổ chức các thành viên HĐT bầu chủ tịch HĐT;

Người chủ trì đề nghị hội nghị NĐT hoặc CSH trường ĐH công nhận HĐT và chủ tịch HĐT trước khi đề nghị cho phép hoạt động đào tạo.

Thời hạn các trường thành lập/kiện toàn HĐT là ngày 31/12/2019.

Nâng cao năng lực quản trị ĐH

Với nội dung này, bà Nguyễn Thu Thủy cho rằng, nhà trường cần tổ chức phổ biến về Luật cho các cán bộ chủ chốt và toàn thể cán bộ, giảng viên trong trường. Bồi dưỡng, tập huấn năng lực lãnh đạo, quản trị hiện đại cho các cán bộ chủ chốt.

Cùng với đó, xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin quản trị nội bộ, kết nối với cổng thông tin của Bộ và cung cấp đầy đủ thông tin, số liệu cho hệ thống thống kê của Bộ GD&ĐT.

Cùng với nâng cao năng lực quản trị ĐH, bà Nguyễn Thu Thủy cũng nhấn mạnh vai trò của công tác truyền thông.

Trong đó có truyền thông về các nhiệm vụ triển khai thực hiện Luật và kết quả thực hiện Luật hàng năm. Phối hợp với cơ quan, đơn vị lựa chọn các nội dung điển hình trong công tác thực hiện Luật để xây dựng kịch bản và thực hiện truyền thông;

Phối hợp với cơ quan trực tiếp quản lý và Bộ GD&ĐT để truyền thông kết quả của các nhiệm vụ thực hiện theo chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Chú trọng cả truyền thông nội bộ và truyền thông công chúng; chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn trong triển khai luật với các cơ sở GDĐH khác.

Bà Nguyễn Thu Thủy cũng nhắc đến việc nâng cao năng lực quản trị thông qua tăng cường công tác/vai trò giám sát của HĐT; tăng cường thông tin và hướng dẫn cho các thành viên HĐT; nhắc đến cơ chế phối hợp giữa Đảng ủy, Ban Giám hiệu và HĐT. Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động, các quy định nội bộ của trường (các tiêu chuẩn về học thuật và chất lượng đào tạo, quy chế chi tiêu nội bộ, các quy định chế độ, chính sách cho cán bộ, giảng viên, người la động trong trường…);

Các trường thực hiện công khai minh bạch thông tin và trách nhiệm giải trình theo quy định. Giám sát việc thực hiện quyết định của HĐT, việc tuân thủ pháp luật, thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của trường ĐH và trách nhiệm giải trình của hiệu trưởng trường ĐH; giám sát việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của trường ĐH; báo cáo hàng năm trước hội nghị toàn thể của trường ĐH về kết quả giám sát và kết quả hoạt động của HĐT.

Bà Nguyễn Thu Thủy - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD&ĐT)
 Bà Nguyễn Thu Thủy - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD&ĐT) 

Trách nhiệm của các cơ quan trực tiếp quản lý cơ sở GDĐH

Triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH, bà Nguyễn Thu Thủy cho biết, các cơ quan trực tiếp quản lý cơ sở GDĐH có trách nhiệm cử đại diện tham gia HĐT của các cơ sở GDĐH trực thuộc.

Đồng thời, chỉ đạo các cơ sở GDĐH trực thuộc thành lập mới hoặc kiện toàn HĐT theo quy định của Luật số 34/2018/QH14;

Chỉ đạo các cơ sở GDĐH trực tiếp khẩn trương xây dựng Đề án/Kế hoạch thực hiện tự chủ phù hợp năng lực, chiến lược phát triển của cơ sở GDĐH và đảm bảo các quy định của pháp luật liên quan;

Cùng với đó, đôn đốc, giám sát quá trình thực hiện Luật. Hỗ trợ các cơ sở GDĐH triển khai thực hiện Luật và phối hợp với Bộ GDĐT và các cơ quan hữu quan triển khai các nghị quyết, nghị định, đề án của Chỉnh phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Riêng Bộ GD&ĐT sẽ tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật và Nghị định tự chủ trong các cơ sở GDĐH công lập; Ban hành Đề án quy hoạch mạng lưới cơ sở GDĐH và đào tạo giáo viên;

Rà soát, chỉnh sửa, ban hành mới các quy định liên quan thực hiện Luật. Xây dựng cơ sở dữ liệu, chuẩn GDĐH làm công cụ thực hiện thanh tra, kiểm tra các cơ sở GDĐH.

Chỉ đạo các cơ sở GDĐH tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng, các hoạt động kiểm định chất lượng đối với cơ sở và chương trình đào tạo.

Bộ GD&ĐT cũng sẽ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức liên quan tiến hành thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện tự chủ của các cơ sở GDĐH.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Công ty Trái cây Nhiệt đới Hoa Kỳ giờ tên Chiquita và vẫn chưa phải chịu trách nhiệm về vụ thảm sát vì chuối năm 1928. Ảnh: Thecollector.com

Vụ thảm sát vì chuối

GD&TĐ - Năm 1928, ở Colombia, quốc gia Nam Mỹ với biệt danh đương thời là 'nước cộng hòa chuối'.