Trường Đại học Nội vụ Hà Nội: Đẩy mạnh phong trào đọc sách

GD&TĐ - Sáng 14/4, Trung tâm Thông tin Thư viện của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tổ chức triển lãm trưng bày sách hưởng ứng ngày sách Việt Nam (21/4) tại phòng đọc H403. Hoạt động này dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 23/4.

SV trường Đại học Nội vụ Hà Nội đến thư viện tìm kiếm nguồn tài liệu liên quan đến ngành học.
SV trường Đại học Nội vụ Hà Nội đến thư viện tìm kiếm nguồn tài liệu liên quan đến ngành học.

Đây là một trong những hoạt động thường niên của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.

Ngày 21/4 hàng năm đã được chọn là “Ngày Sách Việt Nam” nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng. Qua đó, nâng cao nhận thức của nhân dân về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc phát triển kiến thức, kỹ năng và phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người.

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội với nhiều hoạt động thiết thực như: Giới thiệu thư viện xanh, thân thiện thu hút bạn đọc; Trưng bày giới thiệu sách theo chủ đề hướng đến chào mừng 50 năm ngày truyền thống Nhà trường.

Toàn cảnh buổi triển lãm trưng bày ngày hội sách.

Toàn cảnh buổi triển lãm trưng bày ngày hội sách.

Đồng thời, giới thiệu thư viện số, thư viện điện tử ứng dụng 4.0 trong nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc tra cứu và số hóa sách. Sự kiện đã thu hút rất nhiều giảng viên và sinh viên tham gia hoạt động này.

Tại nơi đây với sự kết hợp khéo léo của các bạn sinh viên đến từ Câu lạc bộ Sách Nội vụ cùng với các thầy cô Trung tâm Thông tin Thư viện đã xây dựng sách với mô hình sách rất phong phú và bắt mắt.

Bạn Lò Thị Hồng – Chủ nhiệm Câu lạc bộ Sách Nội vụ chia sẻ, trong bối cảnh bùng nổ thông tin hiện nay thì việc tổ chức các ngày hội Sách càng đáng được quan tâm và phát triển.

"Sự kiện mong muốn văn hoá đọc của trường Đại học Nội vụ Hà Nội cũng như toàn quốc ngày càng được mở rộng, quy mô lớn, nhiều người tích cực tham gia và tìm được cho mình nhiều đầu sách. Bên cạnh đó, để phát triển bản thân hơn, hình thành được thói quen đọc sách, rèn luyện được tư duy cho bản thân mình...”, bạn Hồng nói.

Còn bạn Hạ My - SV năm 2 (Khoa Pháp luật hành chính) bày tỏ, đây là hoạt động rất thiết thực, tạo mối gắn kết giữa nhà trường và sinh viên.

Các bạn sinh viên cùng nhau chia sẻ tài nguyên sách.

Các bạn sinh viên cùng nhau chia sẻ tài nguyên sách.

"Với nhiều loại sách như: Sách kỹ năng cơ bản; Những giáo trình, những tài liệu nghiên cứu,.. Sẽ giúp chúng ta trau dồi thêm kiến thức, không những thế còn giải trí sau những giờ học mệt mỏi, thư thái tinh thần. Qua đó, chúng ta thấy được tầm quan trọng của sách...”, bạn Hạ My nói.

Thầy Phạm Quang Quyền, Giám đốc Trung tâm Thông tin Thư viện của Nhà trường chia sẻ, hiện nay thư viện đã cho ra đời kho tri thức thư viện truyền thống và thư viện số.

Tại đây, với khối lượng “Tài nguyên thông tin thư viện đại học cho vốn tri thức” tài liệu, sách độc lớn giúp cho GV, SV của Nhà trường giúp nhanh chóng tra tìm tài liệu ngay tại nhà.

Để xây dựng hay hình thành Thư viện số, ngoài việc mua sắm tài nguyên số thương mại như CSDL trực tuyến, sách điện tử, tạp chí điện tử,…

Bên cạnh đó, cũng như liên kết thư viện để chia sẻ tài nguyên số, thư viện còn thực hiện: Số hoá tài liệu, Xây dựng Bộ sưu tập số, Thư viện số với vấn đề bản quyền.

Qua nhiều năm được tổ chức và hoạt động, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành sự kiện văn hóa, một nét đẹp được lan tỏa trong Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.

Đồng thời, mang lại những giá trị đích thực và hiệu quả to lớn, thu hút được nhiều bạn đọc sinh viên của trường đến với sách. Đặc biệt, là tham gia, hưởng ứng tích cực các chuỗi hoạt động liên quan đến sách.

Khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong nhà trường, đồng nghĩa với việc thực hiện mục tiêu xây dựng nền tảng tri thức trong mỗi lớp sinh viên mang màu áo Nội vụ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hình ảnh minh họa về Hạng A Cháng do AI tạo ra. Ảnh minh họa: TG

Hai mặt của trí tuệ nhân tạo

GD&TĐ - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần trở thành một công cụ hỗ trợ mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục.

Binh lính Đức Quốc xã giương cờ trắng đầu hàng ngày 13/5/1945.

Cờ trắng đầu hàng có từ khi nào?

GD&TĐ - Trong chiến tranh, khi xét thấy không thể chống cự lại đối phương, đội quân yếu thế thường giương một lá cờ trắng biểu thị sự đầu hàng.