Trung tá Không quân Mỹ: 'NATO chỉ nói suông'

GD&TĐ - Theo Karen Kwiatkowski, dù liên minh NATO quyết tăng cường tiềm lực quân sự để có thể sẵn sàng đối đầu Nga nhưng đó chỉ là quyết tâm suông.

Binh sĩ Estonia trong cuộc tập trận chung với NATO.
Binh sĩ Estonia trong cuộc tập trận chung với NATO.

Mối đe dọa

Người phát ngôn của liên minh Farah Dakhlallah nói với CNN rằng: "NATO đã triển khai các kế hoạch phòng thủ toàn diện nhất kể từ Chiến tranh Lạnh, với hơn 500.000 quân hiện đang trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao".

Vị phát ngôn viên nói thêm rằng NATO đã trải qua quá trình chuyển đổi quan trọng nhất về phòng thủ tập thể trong một thế hệ kể từ năm 2014. Vậy động lực đằng sau động thái này là gì?

Chế độ sẵn sàng cao của liên minh NATO quy định rằng các lực lượng nói trên có thể được triển khai trong vòng 30 ngày trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang.

NATO đã nhiều lần trích dẫn mối đe dọa được cho là từ Nga và hoạt động đặc biệt đang diễn ra của Moscow để biện minh cho quá trình chuyển đổi quốc phòng của liên minh, đặc biệt là việc tái lập chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc ở một số quốc gia NATO như Latvia, Estonia và Lithuania.

Nhà phân tích Dmitry Suslov tại Moscow trước đó đã nói với TASS rằng NATO cam kết có thể triển khai ít nhất 300.000 quân ở Trung và Đông Âu và đang xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự ở Ba Lan, Romania và các quốc gia Trung và Đông Âu khác với lý do là mối đe dọa từ Nga.

Sean Monaghan, nghiên cứu viên thỉnh giảng tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với CNN rằng NATO đang phải vật lộn để đạt được mục tiêu mới là có 300.000 quân nhân sẵn sàng hoạt động trong vòng một tháng và nửa triệu quân nữa trong vòng sáu tháng.

Moscow đã nhiều lần cảnh báo về việc NATO tăng cường sức mạnh quân sự, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov chỉ ra rằng liên minh này "trực tiếp thể hiện quyết tâm tiếp tục là kẻ thù" của Nga.

Về phần mình, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói với nhà báo Mỹ Tucker Carlson rằng Moscow sẽ không tấn công các nước NATO, vì điều đó chẳng có ý nghĩa gì.

Ông Putin lưu ý rằng các chính trị gia phương Tây thường chỉ ra mối đe dọa tưởng tượng từ Nga để đánh lạc hướng sự chú ý khỏi các vấn đề trong nước, nhưng "những người thông minh hiểu rất rõ rằng đây chỉ là trò bịp bợm".

Nói suông

Hãng Izvestia dẫn nhận định của nhà phân tích kỳ cựu của Bộ Quốc phòng và Trung tá Không quân MỹTrung tá Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski khi nói về sự sẵn sàng và khả năng của NATO.

"NATO không có khả năng và không chuẩn bị để bảo vệ các nước châu Âu – thực tế là hầu hết năng lực phòng thủ đó đã được gửi đến Ukraine và đã bị phá hủy", bà Kwiatkowski cho biết.

Nhà phân tích Kwiatkowski lưu ý rằng các thành viên NATO châu Âu không có lý do gì để phát triển năng lực quốc phòng, ngoại giao hoặc thương mại của riêng mình do vai trò thống trị của Mỹ trong khối quân sự này, bao gồm cả vị trí quan trọng của nước này trong phòng thủ hạt nhân.

Thay vào đó, chuyên gia Kwiatkowski lập luận rằng hội nghị thượng đỉnh được tổ chức vừa qua để mang lại lợi ích cho những lái buôn vũ khí ở phương Tây.

Cựu Trung tá Mỹ nói: "Đây là một hội nghị mang tính chất quan liêu phù hợp hơn với việc kêu gọi của các nhà sản xuất vũ khí Mỹ hơn là một hướng dẫn hữu ích cho tương lai của NATO.

Tuyên bố chung của hội nghị cũng đóng vai trò như một lời cảnh báo với phần còn lại của thế giới rằng liên minh quân sự này không thấy giới hạn nào cho tham vọng lãnh thổ của mình và với mức tài trợ hiện tại sẽ gây ra mối đe dọa đối với hòa bình, an ninh và thương mại ở Biển Đen và khu vực Thái Bình Dương".

Cũng theo bà Kwiatkowski, phần lớn tuyên bố của NATO mâu thuẫn với mọi ý định phòng thủ của khối quân sự này vì NATO hiện đang tìm kiếm những nỗ lực cụ thể về chiến tranh và tiền chiến chống lại Nga và Trung Quốc trên nhiều khu vực.

Ngày 11 tháng 7, NATO đã công bố Tuyên bố chung tại Hội nghị thượng đỉnh ở Washington, nêu rõ những nỗ lực của liên minh nhằm cô lập Nga hơn nữa, tăng cường an ninh của liên minh ở sườn phía đông, tăng cường hỗ trợ an ninh cho Ukraine và tuyên bố Ukraine đang trên "con đường không thể đảo ngược" vào NATO, cùng với nhiều sáng kiến ​​khác.

Tuy nhiên, người đứng đầu chính sách đối ngoại EU Josep Borrell cho biết rằng kế hoạch phát triển mới của NATO bao gồm khả năng sẵn sàng huy động khoảng 300.000 quân tại Liên minh châu Âu, trong khi EU hiện có quân nhân hoạt động thực tế ít hơn nhiều.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Không nên bảo quản khoai tây trong tủ lạnh cùng với táo hoặc chuối vì điều này có thể ức chế sự nảy mầm. (Ảnh: ITN)

Có nên ăn khoai tây mọc mầm?

GD&TĐ - Khoai tây mọc mầm có ăn được không là thắc mắc của nhiều người, chuyên gia sẽ giải đáp ngay trong bài viết này.